Cầu thủ Brazil tại Anh: Chuyển nhượng dưới cơ hay 'đòn bẩy B2B'

Hiện tại giá của các cầu thủ Brazil ở Ngoại hạng Anh cao ngất ngưởng và lý do ở đâu?

Tại kỳ chuyển nhượng mùa hè năm nay, các CĐV Ngoại hạng Anh đã chứng kiến thương vụ "bom tấn" của Liverpool mang tên Alisson Becker từ AS Roma với 65 triệu bảng. Thật sự mà nói thì chính đội bóng áo bã trầu mới là CLB phát hiện tài năng của thủ thành này và mang anh đến châu Âu từ Internacional.

Một thương vụ cũng đắt giá khác là Man United mua tiền vệ Fred từ Shakhtar Donetsk với giá 52 triệu bảng. Trong khi năm 2013, Shakhtar mang anh về từ Internacional chỉ với 13 triệu bảng. Còn thương vụ của Fabinho đến Liverpool từ Monaco với giá 43.7 triệu bảng. Trong khi Monaco mua đứt cầu thủ này với giá chỉ 4.3 triệu bảng từ Rio Ave.

Câu hỏi đặt ra là: Tại sao các CLB Ngoại hạng Anh không bung tuyển trạch viên đến các CLB gốc ở Brazil để mua tài năng với giá gốc mà phải sang tay từ các đội bóng châu Âu với một cái giá cao "trên trời"? Để lý giải điều này, chuyên gia bóng đá của tạp chí Four Four Two, nhà báo Jon Cotterill đã phân tích như sau.

Rào cản giấy tờ giết chết bóng đá Anh

Cầu thủ Brazil tại Anh: Chuyển nhượng dưới cơ hay 'đòn bẩy B2B' - Bóng Đá

 Giấy tờ làm khó các cầu thủ ngoài châu Âu.

Để làm giấy tờ cho hợp đồng lao động ở Anh là một điều không dễ. Giải đấu này quy định để có được giấy phép lao động, những cầu thủ chưa có hộ chiếu châu Âu bắt buộc phải là tuyển thủ quốc gia của một đội bóng có thứ hạng trung bình không quá 70 trên BXH FIFA trong 2 năm gần nhất.

Cũng trong 2 năm gần nhất ấy, họ phải góp mặt trong 75% số trận quốc tế “loại A” mà ĐTQG tham dự. Điều này đồng nghĩa với việc các tài năng trẻ ngoài châu Âu sẽ khó có thể đến Anh bằng con đường thẳng. Vậy nên các ông lớn ở Premier League đều "cắn răng" mua lại cầu thủ từ các CLB châu Âu khác.

Đòn bẫy B2B

Cầu thủ Brazil tại Anh: Chuyển nhượng dưới cơ hay 'đòn bẩy B2B' - Bóng Đá

 Các cầu thủ muốn làm dày CV trước khi đến Anh.

Các tuyển trạch viên của đội bóng Anh vẫn hoạt động rất năng nổ ở các quốc gia ngoài châu Âu. Nhưng họ chỉ mang về những tư liệu như video, hình ảnh để chứng minh cầu thủ trẻ nào đó tài năng. Đôi khi điều này không thuyết phục hoàn toàn BHL của CLB lớn ở Anh.

Họ vẫn muốn mua cầu thủ đã có danh tiếng ở châu Âu để an tâm hơn. Đây thật sự là đòn bẫy của B2B (Business To Business). Các đội bóng ở châu Âu đều là những con buôn thượng hạng. Hiểu được sự e dè và sự đam mê thương hiệu điên cuồng ở Anh đã khiến các CLB ở giải khác mua cầu thủ ngoài châu Âu về và đào tạo để bán lại qua đường sang tay với giá cắt cổ kiếm lời.

Ngoài ra các cầu thủ đến Anh phải qua vòng kiểm tra gắt gao như khả năng chơi bóng, trình độ ngoại ngữ, kiến thức văn hoá, lối sống... Điều này đã khiến nhiều tài năng ngoài châu Âu chấp nhận chọn các CLB ở giải đấu khác ở lục địa già để thi đấu một thời gian nhằm thích nghi và nuôi giấc mộng Ngoại hạng. 

Nhìn chung chuyển nhượng sang tay các cầu thủ ngoài châu Âu ở Anh có cái lợi là họ an tâm về trình độ và khẳ năng thi đấu của cầu thủ nhưng bù lại phương thức B2B lúc nào cũng có cái giá cao ngất ngưởng. Vậy nên chuyển nhượng kiểu B2B sẽ là "đòn bẩy" an toàn cho cầu thủ lẫn CLB ở Anh.

    Bình Luận