Ông đã từng nói: "Đây là thiên đường dành cho cánh báo chí. Chúng tôi là trang đầu, trang sau, trang giữa, trong cuốn truyện tranh - rất nhiều điều. United là câu lạc bộ lớn nhất từ trước tới nay, trên hành tinh này, hãy nhớ lấy điều đó."
Quả thực, Quỷ đỏ dưới thời Sir Alex Ferguson từng phải nếm trải những thất bại thảm hại hơn những gì Jose Mourinho và các học trò chịu đựng ở Amex rất nhiều. Đơn cử như ở mùa giải 2005/06, Man Utd bị chủ nhà Middlesborough đè bẹp với tỉ số 4-1 (dẫn trước 4 bàn), thậm chí Roy Keane còn lên cả kênh MUTV để 'chửi thẳng mặt' các đồng đội vì sự thiếu trách nhiệm đó.
Trên thực tế, Man Utd chỉ có 2 giai đoạn sở hữu những đội hình được coi là hàng đầu (nhưng không hẳn số một) như lứa 92 và thời kỳ của Cristiano Ronaldo ở tuổi 22, 23. Còn lại, những thời điểm khác đều chỉ ở mức khá hoặc không có gì vượt trội so với Chelsea hay Liverpool.
Cá nhân Sir Alex cũng không phải mẫu huấn luyện viên mang tính 'truyền giáo' như Pep Guardiola, vì ông không hề nổi tiếng với phong cách chiến thuật mà được biết đến rộng rãi nhờ khả năng quản lý đại tài. Chỉ duy nhất 2 trường hợp ở triều đại 27 năm được coi như may mắn không phải chịu sự trừng phạt.
Đó là Cristiano Ronaldo sau giai đoạn đăng quang Champions League 2008, khi đó anh muốn ra đi nhưng có lẽ Sir Alex hiểu được 'mối thù' 18 lần vô địch với Liverpool và buộc lòng ông phải xuống nước với siêu sao người Bồ thêm một năm. Thực tế thì ai cũng hiểu bản chất chinh phục của anh nên mức giá 80 triệu bảng từ Real Madrid sau đó âu cũng là sự chia ly tốt đẹp với cầu thủ tài năng bậc nhất thế kỷ này.
Tiếp đến là Wayne Rooney, người dỗi hờn tất cả ở mùa giải 2010/11. Gần như chức vô địch Premier League năm đó là sự đóng góp lớn lao của Dimitar Berbatov, dù cá nhân gã Shrek vẫn giảng hoà với ông thầy người Scotland ngay trong mùa giải. Và có lẽ Sir Alex hiểu được cậu học trò chỉ muốn tăng lương chứ không hề muốn ra đi như tin đồn.
Quay lại với câu nói phía trên, Sir Alex có dụng ý gì thì đã rõ ràng, nhưng sâu thẳm trong đó nói nên nhiều điều về cách bảo vệ đội bóng sau những biến cố không mấy vui vẻ. Nhưng khi chúng ta nhìn sang Mourinho với câu nói 'tôi không thích (hoặc không muốn) chỉ trích ai đó' liệu có thực sự là bảo vệ học trò?
Sir Alex là một người rất cứng rắn về quan điểm, nhưng ông chưa bao giờ muốn mọi thứ như vậy lọt ra khỏi nội bộ. Thậm chí mãi cho đến sau này, khi các huyền thoại ở sân Old Trafford giải nghệ và họ mới 'dám' tiết lộ vài điều về phong cách sấy tóc của ông thầy.
Trong khi đó, Mourinho hiện tại có vẻ đã hiểu được chân lý, nhưng những câu nói của ông thật sự không được lòng nhiều người dù đã giảm bớt sự nóng nảy. Hơn nữa, chiến lược gia người Bồ xưa nay được biết đến là một 'kẻ thích gây sự' với bất kỳ ai và ở bất kỳ nơi nào mình đi qua, và sự thay đổi gần đây có thể chưa được chấp nhận.
Thái độ vùng vằng của Anthony Martial hay sự hời hợt của Paul Pogba là điều Mourinho cần dập tắt triệt để, thay vì để nó lớn dần lên và bùng phát bất cứ khi nào. Jaap Stam, Roy Keane, Ruud van Nistelrooy, David Beckham - là những tấm gương để ông nhìn vào trong cách hành xử của người đi trước. Nếu muốn thành công và gắn bó lâu dài ở Old Trafford, Người đặc biệt có lẽ sẽ cần phải có một sự thay đổi về cách quản lý những 'cái tôi' trong phòng thay đồ như Sir Alex đã từng.
Vẫn biết sẽ là khó khăn nếu đề nghị Ed Woodward bán đi những cầu thủ ông ta không muốn, nhưng quyền hành vẫn nằm ở trong tay Mourinho, ít nhất là về mặt chuyên môn. Sẽ là thảm hoạ với một người làm kinh tế dựa trên cầu thủ nếu phong độ của các ngôi sao đi xuống thảm hại, và không ai hiểu điều này hơn Mourinho cả!
Trận thua thảm của M.U tại Riverside năm 2005:
Bình Luận