Trong thời buổi bóng đá kim tiền, mức phí chuyển nhượng chỉ dấu cho sự xuất sắc một cầu thủ. Khi Liverpool bỏ ra 72,5 triệu euro để mua thủ môn Alisson từ Liverpool, tất cả đều biết rằng mục tiêu được chọn không phải hạng xoàng. Tại World Cup 2018, Alisson là người gác đền số 1 của tuyển Brazil.
Hôm 8/8, Chelsea kích hoạt điều khoản giải phóng hợp đồng của thủ thành Kepa với giá 80 triệu euro. Cùng thời điểm, Thibaut Courtois sang Real theo mức giá hơn 40 triệu euro. Sau cùng, giá trị cho thủ môn cũng được thừa nhận. Người gác đền giờ quan trọng như tiền vệ hay cây săn bàn.
Điều này cũng cho thấy những thủ môn trước đây đã phải chịu sự bất công. Mức giá của họ khá rẻ. Bằng chứng trước khi Kepa trở thành thủ môn đắt giá nhất, thế giới chưa được thấy bản hợp đồng nào thật sự đình đám và tốn kém như khi Juventus bỏ ra 53 triệu euro để mua Gianluigi Buffon từ Parma.
Trang Economist phân tích một trong những trở ngại lớn nhất làm các thủ môn chưa được thừa nhận nằm ở việc thế giới đã thiếu đi một thông số dữ liệu đánh giá tài năng của họ. Sau 90 phút, điều đọng lại sau cùng trong mắt người hâm mộ thường là bàn thắng và kiến tạo, ít người để ý đến các pha cứu thua.
Sau này, các đội bóng và chính cổ động viên đã tự lập ra các chuyên trang thống kê đánh giá phong độ từng cầu thủ, tuy nhiên công nghệ vẫn kém những bộ môn khác. Chỉ tới năm 2009, trang thống kê WhoScored mới đưa ra số liệu chi tiết và tỉ mỉ hơn về màn trình diễn của những người gác đền.
Lúc này, khái niệm "bàn thắng kỳ vọng" và "số pha cứu thua kỳ vọng" xuất hiện. Hiểu đơn giản, "bàn thắng kỳ vọng" thể hiện khả năng thành công của một cú dứt điểm trúng đích. Còn "số pha cứu thua kỳ vọng" để chỉ khả năng cứu thua trước một cú dứt điểm trúng đích có khả năng thành bàn cao.
Theo chuyên gia phân tích dữ liệu Colin Trainor, Buffon từ năm 2010 liên tục cho thấy sự xuất sắc nơi khung thành. Ngay ở khi không còn ở thời đỉnh cao, trung bình số bàn thua ngôi sao người Italy phải nhận vẫn ít hơn 20% so với những đồng nghiệp khác ở một giải đấu lớn tại châu Âu.
Thống kê của Buffon chỉ thua Manuel Neuer (31 tuổi) và David de Gea (27 tuổi) khoảng cách rất nhỏ, khi hai người gác đền này có trung bình số bàn thua phải nhận trước những "bàn thắng kỳ vọng" ít hơn 17% cùng kỳ thời gian. Trong bóng đá, đôi khi chỉ với những khác biệt đó cũng tạo ra khác biệt.
Cách công bằng khác để nhìn nhận giá trị các thủ môn là số điểm trung bình họ đóng góp cho CLB. De Gea và Neuer mang về trung bình từ điểm mỗi mùa cho CLB. Đó là nhờ những pha cứu thua giúp đội nhà có điểm. Thủ môn theo mang về số điểm trung bình nhiều nhất mỗi mùa là Jan Oblak, 5 điểm.
So giá trị của Neuer, De Gea hay Oblak với Lionel Messi, mang về trung bình 11,3 điểm cho Barca mỗi mùa, các thủ môn hoàn toàn thua thiệt. Điều này giải thích khi những cuộc bình chọn cầu thủ hay nhất thế giới diễn ra, rất ít lần thủ môn xuất hiện trong top có thứ hạng cao cạnh tranh giải thưởng.
Dù vậy, bóng đá không thể thiếu các thủ môn. Một tình huống đổ người xuất thần hay sai lầm cũng trở thành khoảnh khắc định đoạt số phận trận đấu, từ đó quyết định thành công cho một CLB. Như trận chung kết Champions League mùa rồi, sai lầm của Karius khiến Liverpool mất danh hiệu.
Theo chuyên gia kinh tế Stefan Szymanski, "bóng đá là môn thể thao bất bình đẳng nhất". Tác giả cuốn "Soccernomics" cũng tin rằng các thủ môn đã phải chịu sự bất công quá lâu. Đó là vì bóng đá của hai thập niên trước không có những thống kê cụ thể. Còn giờ, mọi thứ đã thay đổi.
Tất cả nhờ vào sự phát triển của công nghệ. Từ đó, giá trị các thủ môn cũng tăng lên khi các chuyên gia thống kê đã chứng minh tầm quan trọng của người gác đền chẳng kém gì vị trí khác trên sân.
Bình Luận