Bộ tứ tấn công số 1 lịch sử Ngoại hạng Anh: MU hay Arsenal xuất sắc hơn?

Premier League đã có bao nhiêu bộ tứ tấn công xuất sắc tồn tại?

   

Những dấu ấn của Arsenal mùa giải 2003/04

Ngoại hạng Anh gần bước sang mốc 30 năm và trong lịch sử những đội bóng vĩ đại nhất sở hữu sức mạnh tập thể mà tiêu biểu là những nhóm danh thủ đẳng cấp xuất sắc và có sự ăn ý trên sân. Bóng đá thế giới nhắc đến nhiều bộ đôi hay tam tấu tấn công xuất sắc, vậy còn bộ tứ? Nói về bộ tứ tấn công người hâm mộ sẽ nói về 1-2 tiền đạo cộng thêm các tiền vệ tấn công đá đằng sau.

Ronaldo – Rooney – Tevez – Giggs? Henry – Ljungberg – Pires – Bergkamp? Aguero – Sterling – Sane – De Bruyne? Cole – Yorke – Giggs – Beckham? Hãy cùng điểm lại những mùa giải đã qua của Premier League để xem bộ tứ tấn công nào là số 1 trong lịch sử.

Tứ hùng đầu tiên

MU vô địch 2 mùa giải đầu tiên 1992/93 và 1993/94 nhưng thực tế Sir Alex Ferguson không có một bộ tứ nào, và Blackburn Rovers đoạt cúp mùa 1994/95 nhờ cặp tiền đạo Alan Shearer – Chris Sutton. Những mùa tiếp theo MU đăng quang nhưng vẫn phụ thuộc vào Cantona còn Giggs và David Beckham chưa nâng tầm lên trình độ hàng đầu thế giới.

Bộ tứ tấn công số 1 lịch sử Ngoại hạng Anh: MU hay Arsenal xuất sắc hơn? - 1

Bộ tứ lừng lẫy của MU

Mùa 1998/99 là mùa đầu tiên một bộ tứ thực thụ xuất hiện, với cặp Cole –  Yorke được Giggs – Beckham hỗ trợ ở hai biên tại MU. Trong 2 mùa giải liên tiếp MU vô địch Premier League, bộ tứ này góp mặt trong top 10 chân sút lẫn top 10 kiến tạo (ngoại trừ Giggs mùa 1998/99), cho tới khi Solskjaer và Teddy Sheringham vượt bộ đôi Cole – Yorke về số bàn thắng trong mùa 2000/01.

Tứ hùng bất bại

Vụ chuyển nhượng của Robert Pires năm 2000 giúp Arsenal xây dựng bộ tứ của riêng họ và mùa 2001/02 chứng kiến Thierry Henry là Vua phá lưới, Ljungberg góp 12 bàn trong khi Pires và Dennis Bergkamp dẫn đầu danh sách kiến tạo.

Henry, Pires và Bergkamp tiếp tục góp mặt trong 2 top 10 kia mùa 2002/03, và mùa 2003/04 chứng kiến Henry & Pires lọt top 10 tay săn bàn (Henry đoạt Vua phá lưới) còn Ljungberg và Bergkamp lần lượt có 6 & 8 kiến tạo, đưa Arsenal tới mùa giải bất bại.

Bộ tứ tấn công số 1 lịch sử Ngoại hạng Anh: MU hay Arsenal xuất sắc hơn? - 2

Ljungberg - Henry - Bergkamp - Pires mang về cho Arsenal 2 chức vô địch Premier League

Sự ổn định của bộ tứ Arsenal thậm chí kéo dài sang mùa tiếp theo dù họ không vô địch, khi Henry lại là Vua phá lưới, Pires đứng thứ 3 trong top 10 chân sút còn Bergkamp và Ljungberg lần lượt xếp thứ 3 và thứ 6 trong danh sách kiến tạo. Mùa 2005/06, Henry lại là Vua phá lưới nhưng chỉ Ljungberg lọt top 10 kiến tạo, sau mùa này Bergkamp và Pires rời CLB.

Bên nhau ngắn ngủi

Chelsea 2 mùa vô địch liên tiếp với Jose Mourinho nhưng ngoài cặp Drogba – Lampard họ không cố định 2 vị trí ngoài cánh (Robben, Duff, Gudjohnsen, Joe Cole). Đến lượt MU của giai đoạn 2007 – 2009 lại trình làng bộ tứ mới Ronaldo – Rooney – Tevez – Giggs.

Bộ tứ tấn công số 1 lịch sử Ngoại hạng Anh: MU hay Arsenal xuất sắc hơn? - 3

Ronaldo - Tevez - Rooney - Giggs bùng nổ trong mùa giải 2007/08

Mùa 2007/08 Ronaldo đoạt ngôi Vua phá lưới và Tevez lọt top 10 trong khi Rooney đứng thứ 3 trong danh sách kiến tạo của giải, và Giggs góp 6 kiến tạo sau 31 trận (Nani cũng góp 8 kiến tạo nhưng đá dự bị nhiều hơn). Đến mùa 2008/09, Ronaldo và Rooney lọt top 10 chân sút và Giggs cũng có 7 kiến tạo, nhưng Tevez đá dự bị khá nhiều nên tụt dốc con số, trong khi Berbatov lại là người dẫn đầu danh sách kiến tạo của giải. Đây cũng là mùa cuối của bộ tứ này trước khi Ronaldo & Tevez  rời CLB.

Những ví dụ thành công khác

Chelsea mùa 2014/15 đã vô địch với bộ ba chủ lực Costa – Hazard – Fabregas, nhưng sang mùa 2016/17 họ mới thực sự có một bộ tứ khi thêm Pedro. Costa và Hazard trong top 10 chân sút còn Pedro & Fabregas ở top 10 kiến tạo, nhưng hết mùa giải Costa rời Chelsea.

Bộ tứ tấn công số 1 lịch sử Ngoại hạng Anh: MU hay Arsenal xuất sắc hơn? - 4

Aguero - Sterling - Sane

Man City trở lại ngôi vua mùa 2017/18 với cả Aguero và Raheem Sterling trong top 10 chân sút và Kevin De Bruyne – Leroy Sane dẫn đầu danh sách kiến tạo. Bộ tứ này của Man City duy trì được phong độ được sang mùa tiếp theo để lại vô địch, ngoại trừ De Bruyne chấn thương nghỉ dài hạn.

Bộ tứ vĩ đại nhất?

Henry – Ljungberg – Pires – Bergkamp của Arsenal giai đoạn 2001 – 2005. Họ mang về 2 chức vô địch Premier League, về mặt cá nhân Henry 4 lần là Vua phá lưới, Pires luôn góp mặt trong top 10 các chân sút/chân chuyền và giai đoạn 2001 – 2004 bộ tứ này luôn có một người dẫn đầu danh sách kiến tạo. Không một bộ tứ nào thành công và có phong độ ổn định như bộ tứ của Arsenal.

    Bình Luận