Người Anh thiếu kiên nhẫn với những ngôi sao mới

Rất nhiều cầu thủ bị Premier League “thải” ra trở thành ngôi sao sáng ở những giải đấu khác. Các đội bóng hàng đầu nước Anh đang tỏ ra rất thiếu kiên nhẫn với những tên tuổi mới đến xứ sương mù.
Người Anh thiếu kiên nhẫn với những ngôi sao mới
Hãy bắt đầu với cái tên Michy Batshuayi. Ngày 15/2, tiền đạo người Bỉ ghi 2 bàn giúp Dortmund thắng ngược Atalanta 3-2 ở Europa League. Hai bàn thắng đó là bàn thứ 4 và 5 của Batshuayi cho Dortmund chỉ sau 3 trận đá cho đội bóng nước Đức. Trong 3 trận đó, Dortmund ghi được 8 bàn và tất cả đều in dấu giày của chàng tân binh trong kỳ chuyển nhượng mùa Đông. Tới thời điểm này, Batshuayi đã có 8 bàn/11 trận trên mọi đấu trường cho Dortmund.

Sự nghiệp của Batshuayi như được cứu rỗi. Bởi chỉ thời gian ngắn trước đó, chân sút này còn bị coi là thảm họa chuyển nhượng ở Chelsea. Trong hơn 1 mùa giải đầu quân cho đội chủ sân Stamford Bridge, Batshuayi chỉ ghi được 19 bàn/53 trận trên mọi đấu trường. Và đó là nguyên nhân .

Simone Zaza cũng là một trường hợp tương tự. Tiền đạo người Italia không ghi được bàn nào cho West Ham sau 8 trận mùa trước. Anh lập tức bị đẩy sang Valencia. Để rồi mùa này Zaza đang chơi cực hay ở Tây Ban Nha với 12 bàn và 5 pha kiến tạo/32 trận trên mọi đấu trường. Hồi năm ngoái, Zaza còn được bầu chọn là Cầu thủ xuất sắc nhất La Liga trong tháng 9.

Chưa hết, cả Iago Aspas nữa. Aspas đá 14 trận ở Premier League cho Liverpool không ghi được bàn nào. Anh nhanh chóng bị trả về Tây Ban Nha. Và tính từ mùa giải trước đến nay, Aspas đã có 35 bàn/57 trận ở La Liga. Chỉ có 3 siêu sao Messi, Suarez và Ronaldo là ghi bàn nhiều hơn Aspas ở La Liga trong quãng thời gian này.


Michy Batshuayi đang tỏa sáng trong màu áo Dortmund

Ngoài những cầu thủ kể trên, còn rất nhiều những cái tên đình đám khác sớm bị Premier League thải loại nhưng đang tỏa sáng ở các giải đấu khác như Andrej Kramaric (Hoffenheim), Serge Gnabry (Hoffenheim), Luis Alberto (Lazio), Memphis Depay (Lyon)… Nói vậy để thấy, dường như đang rất thiếu kiên nhẫn với những cầu thủ mới đến và hầu hết trong số họ đều còn trẻ và chơi trên hàng công.

Sức ép phải thành công ngay lập tức là điều khiến các CLB xứ sương mù đánh mất sự kiên nhẫn, đồng thời khiến các cầu thủ không thể hiện được khả năng. Năm 1980, Garry Birtles, trung phong từng vô địch European Cup với Nottingham Forest kiếm được bản hợp đồng sang M.U. Phí chuyển nhượng khi ấy là 1,25 triệu bảng. 

Đó là kỷ lục chuyển nhượng ở xứ sương mù thời điểm ấy. Sức ép đặt vào Birtles là rất lớn và ông tịt ngòi suốt 11 tháng đầu khoác áo Quỷ đỏ. “Bạn phải nỗ lực khủng khiếp cho bản thân, cho gia đình và CĐV. Bởi bạn là cầu thủ có giá chuyển nhượng cao và phải làm công việc rất khó khăn là ghi bàn. Nếu bạn không có cá tính mạnh mẽ, sức ép có thể khiến bạn sụp đổ”, Birtles thừa nhận. 

Trong quá khứ không ít lần sự thiếu kiên nhẫn của các đội bóng Premier League đã khiến giải đấu này lãng phí cầu thủ giỏi. . Cả 2 cầu thủ này đều thất bại ở Chelsea, sau đó phải dạt sang Bundesliga và Serie A chơi bóng, rồi trở lại Premier League. Giờ thì De Bruyne và Salah đang được coi là 2 ngôi sao sáng nhất xứ sương mù. 

CON SỐ
89 - Hiệu suất ghi bàn của Batshuayi khi còn đá cho Chelsea là 89 phút/bàn. Nếu chỉ tính ở Premier League và Champions League, hiệu suất của anh còn tốt hơn nữa, với 79 phút/bàn. Tuy nhiên, anh vẫn bị đẩy sang Dortmund.
    Bình Luận