Sững sờ CLB giàu nhất Ngoại hạng Anh, cao gấp 4 lần Man City, 21 lần MU

Man City chi tiêu mạnh nhất Ngoại hạng Anh nhưng họ lại không phải CLB có chủ giàu nhất giải.

   

Ngoại hạng Anh là giải đấu có thể nói "màu mỡ" nhất thế giới bởi không chỉ doanh thu khổng lồ của nó mà còn vì sự tham gia cực kỳ hùng hậu của các tập đoàn, doanh nhân giàu có vào cuộc chơi bóng đá. Newcastle United đã không còn cơ hội được tiếp quản bởi thái tử Saudi Arabia, nhưng đội bóng này thực ra không hề nghèo.

Sững sờ CLB giàu nhất Ngoại hạng Anh, cao gấp 4 lần Man City, 21 lần MU - 1

Newcastle đổi chủ hụt, thái tử Muhammad bin Salman (phải) lỡ cơ hội sở hữu tài sản cao hơn cả 19 CLB Premier League khác cộng lại

Nhiều người hẳn nghĩ rằng Man City là đội giàu nhất Ngoại hạng Anh bởi họ có sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ Abu Dhabi. Thực tế lại cho thấy CLB này không phải là đội có ông chủ giàu nhất giải, tập đoàn Abu Dhabi United Group cùng với Citic Group và Silver Lake Partners có tổng giá trị tài sản 22 tỷ USD nhưng vẫn đứng thứ hai.

Vị trí thứ nhất lại thuộc về chính tập đoàn Fosun International của Wolverhampton. Một công ty đầu tư đến từ Trung Quốc, tập đoàn này có khối tài sản lên tới 103,29 tỷ USD và hàng năm thu về lợi nhuận vào khoảng 20,7 tỷ USD. Họ lấn vào vô số lĩnh vực: ngân hàng, giải trí, thời trang, ẩm thực, sản xuất công nghiệp, bảo hiểm & đầu tư, y tế, bất động sản, bán lẻ, công nghệ & du lịch...

Số tài sản của Fosun International lớn gấp 4,6 lần so với các ông chủ Man City và lớn hơn 21 lần so với nhà Glazer của MU (4,9 tỷ USD). Fosun International như đã đề cập là một tập đoàn đa ngành và đa quốc gia nên Wolves chỉ là một phần nhỏ trong số tài sản kiếm tiền của họ. Lý do CLB này chỉ không đầu tư mạnh tay như Man City là vì không muốn dính phốt luật tài chính UEFA chứ họ thừa sức dùng tiền giữ chân và mua thêm các cầu thủ.

Sững sờ CLB giàu nhất Ngoại hạng Anh, cao gấp 4 lần Man City, 21 lần MU - 2

Jeff Shi (phải) là chủ tịch của Wolverhampton và phó chủ tịch tập đoàn Fosun International

Đứng ở vị trí thứ 3 chính là Chelsea của ông trùm người Nga Roman Abramovich với khối tài sản 12,9 tỷ USD. Abramovich đến nay vẫn đầu tư đều đặn cho CLB, thậm chí sắp bơm thêm tiền cho dự án xây sân vận động mới, đã bị đình trệ khoảng 2 năm do ông bị cấm nhập cảnh vào Anh trong lúc xảy ra căng thẳng chính trị Anh - Nga.

100% cổ phần của Arsenal được sở hữu bởi doanh nhân Stan Kroenke, người sở hữu Arsenal. Kroenke những năm qua đã trở thành mục tiêu chỉ trích của fan Arsenal vì sự keo kiệt trong đầu tư và chỉ nghĩ tới lợi nhuận thay vì thành tích. Arsenal mùa 2019/20 mua cầu thủ thực tế chỉ hơn 1 triệu bảng so với đội mới lên hạng Aston Villa, sở hữu bởi 2 doanh nhân Nassef Sawiris & Wesley Edens với tài sản 9,2 tỷ USD.

Nhưng độ keo kiệt của Kroenke chưa chắc đã bằng Mike Ashley, chủ sở hữu của tập đoàn Sports Direct International và CLB Newcastle. Tài sản 2,8 tỷ USD của Ashley thậm chí còn nhiều hơn tập đoàn Fenway Sports Group (2,7 tỷ USD) sở hữu Liverpool, nhưng sự chắt bóp chi tiêu của Ashley khiến Newcastle thường trực trong nhóm trụ hạng nên không ngạc nhiên khi các fan đội bóng này buồn bã vì vụ đổi chủ hụt vừa qua.

Thứ tự CLB Chủ sở hữu Giá trị tài sản của chủ sở hữu (tính theo USD)
1 Wolverhampton Fosun International 103,29 tỷ
2 Man City Abu Dhabi United Group 22 tỷ
3 Chelsea Roman Abramovich 12,9 tỷ
4 Arsenal Stan Kroenke 10 tỷ
5 Aston Villa Nasser Sawiris 9,2 tỷ
6 Tottenham Joe Lewis 6,2 tỷ
7 Leicester City King Power International Group 5,9 tỷ
8 MU Nhà Glazer 4,9 tỷ
9 Southampton Gao Jisheng 4 tỷ
10 Crystal Palace Tag Worldwide Investments 3,9 tỷ
11 Newcastle Mike Ashley 2,8 tỷ
12 Liverpool Fenway Sports Group 2,7 tỷ
13 Everton Farhad Moshiri 2 tỷ
14 Brighton Tony Bloom 1,7 tỷ
15 West Ham David Sullivan & David Gold 1,6 tỷ
16 Sheffield United Abdullah bin Al Saud 255 triệu
17 Watford Gino Pozzo 120 triệu
18 Bournemouth Maxim Demin 110 triệu
19 Norwich Delia Smith & Michael Wynn-Jones 30 triệu
- Burnley Michael Garlick Không rõ?

Cũng cần nói thêm rằng chủ giàu chưa chắc đội bóng cũng giàu và thoải mái chi tiêu. Leicester City của tập đoàn King Power (5,9 tỷ USD), hay Tottenham của Joe Lewis (6,2 tỷ USD) khó đọ được với khả năng mua sắm của MU, dù nhà Glazer có tài sản ít hơn.

Ở cuối danh sách có một số CLB không vượt quá 1 tỷ USD tài sản. Watford & Bournemouth được sở hữu bởi những ông chủ có tài sản chỉ khoảng 110-120 triệu USD, và riêng tổng tài sản của Norwich còn không bằng giá Chelsea mua Danny Drinkwater.

Riêng Sheffield United lại khác, hoàng tử Abdullah bin Al Saud tới từ Saudi Arabia khá giàu nhưng 255 triệu USD ông đầu tư cho CLB là tiền túi chứ không lấy từ công ty nào mình sở hữu.

    Bình Luận