Mô hình đa sở hữu đang làm hại các đội bóng trên toàn châu Âu

Trong những năm gần đây, việc một ông chủ nắm giữ nhiều câu lạc bộ ở lục địa Già không còn là thứ xa lạ.

Gần đây, chủ sở hữu của Reading, Dai Yongge, đang có ý định sẽ bán trung tâm huấn luyện của đội bóng cho đối thủ tại League One là Wycombe Wanderers. Đây là một lời nhắc nhở rõ ràng về tác động tiêu cực mà Yongge đã gây ra đối với mọi câu lạc bộ bóng đá mà ông từng sở hữu. Tại Bỉ, số phận của KSV Roeselare dưới thời tỷ phú người Trung Quốc cũng gần giống với những gì Reading hiện đang trải qua. Năm 2016, Yongge mua lại câu lạc bộ nhưng đến năm 2020, đội bóng này đã không còn tồn tại. 

Mô hình đa sở hữu đang làm hại các đội bóng trên toàn châu Âu - Bóng Đá

 Reading đang gặp rất nhiều khó khăn ở League One.

Các câu lạc bộ của Bỉ gặp khó khăn về tài chính và sau đó giải thể hoặc sáp nhập với một đội bóng khác là điều không có gì mới. Trong số các cái tên thuộc sở hữu tài phiệt người Trung Quốc, có hai đội bóng đã chính thức bị xóa sổ. Beijing Rehne là nạn nhân thứ hai, một năm sau khi KSV Roeselare không còn tồn tại.

Yongge tiếp quản Roeselare sau khi đội bóng cán đích ở vị trí thứ 9 ở giải hạng hai Bỉ. Đội sau đó về đích thứ tư một lần và thứ năm hai lần trước khi kết thúc mùa giải 2019/2020 ở vị trí thứ bảy. Tuy nhiên, họ đã tuyên bố phá sản sau khi Yongge và em gái Dai Xiu Li rút vốn. Hy vọng về một cuộc tiếp quản vào mùa hè không bao giờ thành hiện thực, và giống như Reading bây giờ, KSV nằm trong tay một ông chủ không hề quan tâm đến câu lạc bộ. 

Với thông tin về việc bán sân tập Bearwood và thực tế là Yongge cũng sở hữu Sân vận động Select Car Leasing, trước đây được biết đến là sân Madjeski, sẽ có những câu hỏi đặt ra là bất cứ ai muốn mua sân tập này sẽ có động cơ đằng sau là gì? "Tổ ấm" cũ của Roeselare, Schiervelde Stadion, đã được bán cho đội trẻ của Club Brugge, Club NXT, đội hiện đang chơi ở giải hạng hai Bỉ. 

Tuy nhiên, ngay cả khi Yongge hiện không còn tham gia vào bóng đá nước này, vấn đề về quyền sở hữu và quản lý các câu lạc bộ bóng đá vẫn là một vấn đề lớn. Trong những năm gần đây, người Bỉ đã mất các câu lạc bộ Mouscron, Lokeren và Virton. Số phận của Roeselare cũng là kết cục bi đát mà nhiều đại diện vùng Oostende đã trải qua.

Tại Kortrijk, Vincent Tan dường như cũng có động thái tương tự như Yongge, cố gắng bán câu lạc bộ, nhưng ông đã thất bại và sau đó để mặc cho đội trượt dài. Đã có một số động thái vào tháng Giêng để cố gắng níu kéo hy vọng, nhưng Tan chắc chắn phải chịu trách nhiệm về những gì đã xảy ra.

Mô hình đa sở hữu đang làm hại các đội bóng trên toàn châu Âu - Bóng Đá

Những hình ảnh này chỉ còn nằm trong hồi ức của người hâm mộ KSV Roeselare.

Bỉ và Anh không phải là những quốc gia duy nhất bị các đại gia tìm đến và phá hủy một đội bóng địa phương. Đó cũng là một lời nhắc nhở về lý do tại sao, đặc biệt là ở Đức, người hâm mộ lại bảo vệ luật 50+1 của họ đến vậy. Nó có thể cản trở khả năng cạnh tranh tài chính của Bundesliga với các giải đấu khác, nhưng ít nhất các đội bóng vẫn sẽ tồn tại.

Việc một chủ sở hữu có thể kiểm soát nhiều câu lạc bộ, đó thực sự là một lời cảnh tỉnh đối với làng bóng đá thế giới. Tuy nhiên, khi chưa có điều luật nào ngăn cản tình trạng này, có cảm giác như Reading sẽ nối bước Roeselare trở thành nạn nhân tiếp theo của các ông chủ.

Đăng Nguyễn | 20:27 20/04/2024
    Bình Luận