Người Bayern chỉ biết có bóng đá

HLV Hansi Flick nói gì về kỷ lục thắng 22 trong 25 trận đầu tiên dẫn dắt Bayern (hơn cả Pep Guardiola)? “Tôi không quan tâm lắm đến các số liệu hay kỷ lục”!
HLV Hansi Flick nói gì về kỷ lục thắng 22 trong 25 trận đầu tiên dẫn dắt Bayern (hơn cả Pep Guardiola)? “Tôi không quan tâm lắm đến các số liệu hay kỷ lục”!

Lịch thi đấu, Kết quả, BXH Bundesliga

Đấy là chiến thắng 5-0 tại sân nhà, trước Fortuna Duesseldorf. Nghe có vẻ lạ: dù là sân nhà, Bayern vẫn thắng! Ở trận sân nhà trước đó, Bayern cũng ghi 5 bàn (thắng Eintracht Frankfurt 5-2). Không tính 2 trận vừa nêu của Bayern, chỉ có 5 đội chủ nhà chiến thắng, trong số 31 trận còn lại kể từ khi Bundesliga bước vào kỷ nguyên hậu Covid, với các trận đấu trên sân không có khán giả. Đấy là một hiện tượng lạ, rất đáng để các giải đấu sắp trở lại nghiên cứu. Bóng đá trong sân không có khán giả là một loại hình bóng đá rất khác?

Tại Anh, hậu vệ Tyrone Mings (Aston Villa) cũng vừa bàn về đề tài Premier League sắp trở lại trên sân không có khán giả. Theo Mings, nhiều đội (hoặc cầu thủ) sẽ mất đi cái động lực quan trọng, xưa nay luôn đồng hành cùng bóng đá: cố gắng thể hiện khả năng trước mắt khán giả của mình. Đấy có thể chỉ là vài phần trăm hưng phấn, vài phần trăm quyết tâm bị mất đi. Nhưng trong bóng đá đỉnh cao, đôi khi người ta thắng hay thua chính là vì khác biệt nhỏ nhoi ấy. Đối với các đội không bị đe dọa bởi nguy cơ rớt hạng hoặc không còn hy vọng tranh ngôi vô địch, mục tiêu lớn nhất để cố gắng đôi khi chỉ là “đá vì khán giả”.

Bayern xưa nay cũng phải đá vì khán giả, dĩ nhiên. Nhưng ở Bayern, như thế chưa bao giờ là đủ. Thậm chí, chiến thắng cũng chưa đủ - như HLV Flick từng nói. Đã ra sân là, bất chấp hoàn cảnh, Bayern phải thắng “một cách thuyết phục”.

Đấy là lý do vì sao hoàn cảnh hậu Covid càng khó khăn, phức tạp, thì Bayern lại càng tỏ ra mạnh mẽ, ưu việt so với các đội còn lại. Họ không bao giờ mất đi động lực để phải cố gắng hết sức. Họ không có quyền đổ lỗi hay kêu ca gì, về chuyện có hay không có khán giả.

Ngày xưa (đặc biệt là trong thập niên 1990), Bayern bị gọi là “FC Hollywood”, không phải vì họ có quá nhiều ngôi sao. Ngược lại là đằng khác. Ở nơi mà người ta chỉ luôn đề cao giá trị kỷ luật, xem quả bóng là “công cụ lao động”, hoặc đá bóng là “nghề nặng nhọc”, dân Đức đâm ra khao khát giá trị ngôi sao, để còn có đề tài mà bàn. Và họ gán cho Bayern cái biệt danh ấy, dù chỉ vì những vụ cãi vã rùm beng, những scandal, những kết quả điên rồ.

Giờ thì ngược lại. Cái hay của Bayern bây giờ là họ chỉ có bóng đá thuần túy. Loại hình bóng đá hậu Covid càng kỳ lạ, Bayern càng trông giống nhất, với một đội bóng bình thường. Flick có lý: bàn về kỷ lục làm gì? Cứ tập trung chơi bóng thôi. Chơi bóng một cách đơn giản là điều khó nhất, như Johan Cruyff từng nói.

XEM THÊM

Lewandowski và Bayern lập kỷ lục sau trận đại thắng Fortuna Dusseldorf 5-0

Bayern Munich 5-0 Dusseldorf: Giễu võ giương oai

Fan Bayern ngỡ ngàng với màn 'lột xác' điên rồ của sao Bayern

    Bình Luận