7 'lý do' Real Madrid ‘sợ’ kỳ chuyển nhượng mùa Đông

Real Madrid không có thói quen mua sắm trong kỳ chuyển nhượng mùa Đông. Nói đúng hơn họ không còn tin tưởng vào những thương vụ giữa mùa giải sau quá nhiều lần vớ phải “bom xịt”.

7 'lý do' Real Madrid ‘sợ’ kỳ chuyển nhượng mùa Đông

Cuộc khủng hoảng hàng thủ đang đẩy Real Madrid vào khó khăn. Eder Militao, David Alaba và Aurelien Tchouameni đều dính chấn thương. Giải pháp cấp bách là kỳ chuyển nhượng vào tháng 1 tới. Song nhiều khả năng Real Madrid sẽ không mua thêm hậu vệ, thay vào đó họ chọn cách gia hạn hợp đồng với trung vệ đang lên Raul Asencio. 

Quan điểm của chủ tịch Florentino Perez vẫn là nói không với kỳ chuyển nhượng mùa Đông. Từ nhiều năm nay, Real Madrid không còn chi tiền tậu sao trong tháng 1. Nếu có, chỉ là những cầu thủ trẻ được mang về để chuẩn bị cho tương lai. Real Madrid đã vấp phải quá nhiều thất bại trong quá khứ để hiểu rằng kỳ chuyển nhượng mùa Đông chỉ là một cái bẫy. Dưới đây là 7 vụ chuyển nhượng thất bại tiêu biểu của Real Madrid trong kỳ chuyển nhượng giữa mùa giải:

1
ANTONIO CASSANO

7 'lý do' Real Madrid ‘sợ’ kỳ chuyển nhượng mùa Đông

Antonio Cassano cập bến Real Madrid vào tháng 1/2006 với nhiều kỳ vọng. Khi đó, tiền đạo người Italia vừa trải qua 5 mùa giải thành công tại Roma (52 bàn/161 trận). Nhưng tại Bernabeu, Cassano còn không được ra sân vì…thừa cân. Và điều quan trọng là Cassano không phù hợp với lối chơi của Real Madrid. Chân sút có cá tính ngổ ngáo rời đi sau 2 mùa giải khoác áo đội bóng Tây Ban Nha với chỉ 29 trận và 4 bàn thắng. Từ một tài năng trẻ đáng chú ý tại Roma, Cassano đã trở thành “bom xịt” ở Real Madrid.

2
THOMAS GRAVESEN

7 'lý do' Real Madrid ‘sợ’ kỳ chuyển nhượng mùa Đông

Sau khi Claude Makelele ra đi, Real Madrid tức tốc tìm kiếm một tiền vệ phòng ngự thay thế. Tháng 1/2006, họ mang về Thomas Gravesen từ Everton trong sự ngạc nhiên của giới chuyên môn. Bởi lẽ tiền vệ người Đan Mạch bị xem là không đủ đẳng cấp để khoác áo Real Madrid. Thực tế chỉ ra đúng như vậy, tiền vệ hổ báo với cái đầu trọc phải rời đi sau 18 tháng với 49 lần ra sân, 1 bàn thắng. Dấu ấn Gravesen để lại chỉ là lối chơi thô bạo và những pha cầm bóng vụng về bị đem ra chế giễu.

3
JULIEN FAUBERT

7 'lý do' Real Madrid ‘sợ’ kỳ chuyển nhượng mùa Đông

Tiền vệ người Pháp được xem là bản hợp đồng mùa đông thất bại nhất trong lịch sử Real Madrid. Julien Faubert cập bến Bernabeu vào tháng 1/2009 với giá 2 triệu euro từ West Ham. Ngay trận ra mắt gặp Racing Santander, Faubert đã thể hiện trình độ kém xa mặt bằng chung của các cầu thủ Real Madrid. Ngoài ra cầu thủ người Pháp còn thừa cân và nặng nề. Faubert rời đi vào cuối mùa bóng với chỉ 2 lần ra sân, để lại một bí ẩn về việc tại sao Real Madrid lại tậu một cầu thủ “hạng hai” như vậy.

4
LUCAS SILVA

7 'lý do' Real Madrid ‘sợ’ kỳ chuyển nhượng mùa Đông

Trong kỳ chuyển nhượng mùa Đông 2015, Real Madrid đã chi 14 triệu euro tậu Lucas Silva từ Cruzeiro. Khi đó, Silva được xem là tài năng trẻ đáng chú ý của Brazil và đã giành 2 chức vô địch quốc gia cùng Cruzeiro. Tuy nhiên tại Bernabeu, Cruzeiro không hòa nhập được với lối chơi của Carlo Ancelotti. Vị HLV người Italia nhận xét Lucas Silva chưa theo được tốc độ của bóng đá châu Âu. Tiền vệ người Brazil rời đi vào cuối mùa 2014/15 với chỉ 8 lần ra sân. Silva sau đó sang Marseille trước khi trở lại khoác áo đội bóng cũ Cruzeiro.

5
CICINHO

7 'lý do' Real Madrid ‘sợ’ kỳ chuyển nhượng mùa Đông

Cicinho gia nhập dải thiên hà Real Madrid vào tháng 1/2006, sau khi đã từ chối Sir Alex của MU. Hậu vệ phải người Brazil có tốc độ và kỹ thuật khéo léo nhưng phòng ngự hời hợt. Dù là một ngôi sao lớn ở Sao Paulo nhưng Cicinho chìm nghỉm tại Real Madrid với chỉ 32 trận sau 2 mùa giải. Kỳ vọng vào một “Roberto Carlos bên cánh phải” của người Madrid đã hoàn toàn phá sản. Sau khi rời Real Madrid, Cicinho chuyển sang Roma và để lại dấu ấn tốt hơn tại Serie A. 

6
PERICA OGNJENOVIC

7 'lý do' Real Madrid ‘sợ’ kỳ chuyển nhượng mùa Đông

Perica Ognjenovic gia nhập Real Madrid vào tháng 1/1999 sau những mùa giải tỏa sáng ở Red Star Belgrade. Được kỳ vọng mang tới làn gió mới cho hàng công nhưng cầu thủ chạy cánh người Serbia đã sớm bộc lộ trình độ non kém. Ognjenovic chỉ được chơi 12 trận trong 2 mùa giải khoác áo Real Madrid (1999-2001). Rời đội bóng hàng đầu Tây Ban Nha, cầu thủ người Serbia phải phiêu bạt sang những giải đấu thấp tại Hy Lạp, Ukraine, Trung Quốc và Malaysia. Cho đến giờ vẫn không ai hiểu tại sao Ognjenovic lại có thể đứng chung đội hình với những Raul, Roberto Carlos, Clarence Seedorf, Davor Suker.

7
FERNANDO GAGO

7 'lý do' Real Madrid ‘sợ’ kỳ chuyển nhượng mùa Đông

Fernando Gago cùng thế hệ tài năng của Messi. Tiền vệ người Argentina được đánh giá rất cao khi cập bến Real Madrid vào tháng 1/2007, cùng lúc với Marcelo và Gonzalo Higuain. Mặc dù có màn thể hiện ban đầu khá tốt nhưng Gago dần dần tụt lại, từ một ngôi sao được kỳ vọng trở thành một cầu thủ trung bình. Tiền vệ người Argentina có 5 mùa giải khoác áo Real Madrid với 121 trận song không để lại dấu ấn nào. Gago chỉ làm đầy băng ghế dự bị của Real Madrid và hoàn toàn không phải “Fernando Redondo mới” như kỳ vọng. 

    Bình Luận