Trẻ SHB Đà Nẵng và nỗi khổ vì mang tiếng con nhà giàu

Bầu Hiển là người phóng khoáng với những khoảng tiền thưởng không tiếc với các đội, nhưng dường như ông lại quá “ki bo” cho việc chăm lo đời sống, vật chất cho đào tạo trẻ?

Kể từ khi tiếp quản đội Đà Nẵng vào năm 2008, mỗi năm bầu Hiển bỏ ra không dưới 60 tỷ để nuôi đội bóng thi đấu tại V-League cũng như các lứa trẻ. Tuy nhiên, có những khoản chi tiêu dè chừng khiến tình hình tập luyện, thi đấu của đội trẻ gặp không ít khó khăn.

Trẻ SHB Đà Nẵng và nỗi khổ vì mang tiếng con nhà giàu - Bóng Đá

 Trẻ SHB Đà Nẵng tập luyện và thi đấu trong hoàn cảnh còn nhiều khó khăn.

Đội trẻ di chuyển, thi đấu bằng xe sắp hết đát và tiềm ẩn đầy rủi ro

Năm nay, ngoài việc đội 1 SHB Đà Nẵng thi đấu tại V-League thì bóng đá Đà Nẵng cũng đang cho thấy sự trở lại của đào tạo trẻ khi quyết định cho những cầu thủ thuộc lứa U19 và U21 thi đấu tại hạng nhì để cọ xát và tích lũy thêm kinh nghiệm.

Thế nhưng, vấn đề di chuyển đang là nỗi lo rất lớn của đội hạng nhì khi họ phải di chuyển trên chiếc xe sắp hết niên hạn sử dụng với đầy rủi ro vì được sản xuất từ những năm 2003.

Trẻ SHB Đà Nẵng và nỗi khổ vì mang tiếng con nhà giàu - Bóng Đá

 Nội thất bên trong chiếc xe sắp hết đát được dùng để chở đội hạng Nhì và các lứa U Đà Nẵng.

Trẻ SHB Đà Nẵng và nỗi khổ vì mang tiếng con nhà giàu - Bóng Đá

 

Trẻ SHB Đà Nẵng và nỗi khổ vì mang tiếng con nhà giàu - Bóng Đá

 Những chiếc ghế hư hỏng, tồi tàn.

Nhìn vào những hàng ghế hư hỏng, vô lăng cũ kỹ và sự chật chội của hơn 30 con người trên xe khiến những cầu thủ trẻ phải lắc đầu ngao ngán lo cho tính mạng của mình ở các chuyến đi thi đấu tại các giải trẻ trong nước.

Hai chiếc xe mang biển số xanh từng là phương tiện di chuyển của đội Đà Nẵng trước những năm 2008, nhưng sau khi SHB Đà Nẵng vô địch V-League 2009 thì họ đã được thay xe mới và nhường xe lại cho các đội trẻ.

Đó cũng là hai chiếc xe mà BLĐ SHB Đà Nẵng sử dụng để đưa những cầu thủ từ lứa U11 đến U21 đi học, tập luyện cũng như thi đấu. Vì thế, đã có các câu chuyện “cười ra nước mắt” xảy ra.

Còn nhớ sau khi giành HCĐ tại VCK U19 Quốc gia 2019 sau 7 năm trời ròng rã chờ đợi, U19 SHB Đà Nẵng đã trải qua chuyến trở về đầy khó khăn từ Pleiku.

Khi chiếc xe chở gần 30 người cùng dụng cụ tập luyện đang chuẩn bị lên đèo Lò Xo (Komtum) thì xe bỗng dưng tắt máy đúng giữa lúc các xe khác cũng đang lên đèo. Rất may cho toàn đoàn là lái xe của đội bóng đã bình tĩnh xử lý để đưa xe sát vào lề đường để kiểm tra.

Trẻ SHB Đà Nẵng và nỗi khổ vì mang tiếng con nhà giàu - Bóng Đá

 Xe chở đội U19 SHB Đà Nẵng bị hư hỏng ngay trên đèo Lò Xo khi di chuyển từ Pleiku về.

Phải mất gần 30 phút sau, lái xe kiêm người sửa xe mới tìm “ra bệnh” để giúp thầy trò U19 SHB Đà Nẵng di chuyển về Đà Nẵng an toàn. Đó dường như là việc quá quen thuộc trong suốt những năm qua.

Sau thành công của những đội trẻ SHB Đà Nẵng gần đây, BLĐ đội bóng cũng đã có ý định mua xe mới để di chuyển và thi đấu tại hạng nhì cũng như giải trẻ. Tuy nhiên, các bảng giá khi được trình lên đều nhận lại sự im lặng đáng sợ đến từ lãnh đạo của họ, với tình hình hiện tại thì chưa biết đến khi nào.

Nếu tình hình không khả quan hơn, thì rất nhiều khả năng sắp tới đội hạng nhì cũng tiếp tục sẽ di chuyển ra Bắc rồi ngược lên Tây Nguyên bằng xe sắp hết đát như hiện tại. Khi đó nếu rủi ro xảy ra, ai sẽ là người đứng ra chịu trách nhiệm với người hâm mộ Đà Nẵng?

Ăn ngày 3 bữa không đủ no, bị cắt tiền ăn không lý do…?

Khác với sự sung túc, no đủ của đội 1 thì các bữa ăn tại nhà bếp đội trẻ không khác gì thảm họa giành cho các cầu thủ trẻ. Thậm chí đã có rất nhiều cầu thủ trẻ thà ăn “cơm bụi” chứ quyết không ăn cơm tại trung tâm.

Theo quy định, các lứa trẻ SHB Đà Nẵng mỗi ngày sẽ được tiền ăn từ 70.000đ đến 100.000đ/ ngày và chia thành 3 bữa, sáng, trưa và chiều. Tính ra, trung bình mỗi bữa khoảng hơn 25 - 35.000đ cho một cầu thủ, mọi chuyện sẽ không có gì để nói nếu người lớn biết thương mấy đứa nhỏ.

Trẻ SHB Đà Nẵng và nỗi khổ vì mang tiếng con nhà giàu - Bóng Đá

  Bữa cơm trưa 6 người ăn của các cầu thủ trẻ Đà Nẵng.

Những bữa ăn bị đầu bếp “tiết kiệm” một cách hết sức có thể khiến cầu thủ ăn không đủ no và đủ chất, rất nhiều người sau khi dùng xong bữa phải lên phòng ăn thêm mì tôm hoặc uống sữa nhằm lấy sức cho những buổi tập. Còn không với việc tập ngày 2 buổi như hiện tại thì rất khó để họ theo kịp bài tập nặng.

Chưa dừng lại ở đó, theo phản ánh của một số cầu thủ trẻ. Trong khoảng một năm trở lại đây, họ bỗng dưng bị cắt tiền ăn vào hai ngày cuối tuần một cách không lý do và không được BLĐ SHB Đà Nẵng thông báo về việc này. Điều đó buộc họ phải vay mượn bạn bè để chi tiêu, xoay sở cho ngày nghỉ.

Thậm chí, nhằm đảm bảo cho đội hạng nhì có được sức khỏe tốt nhất trước những chuyến tập huấn cũng như bước vào giải. HLV Đào Quang Hùng phải xin hỗ trợ thêm 20.000đ cho một cầu thủ ăn thêm vào buổi tối để đủ no.

Đó chỉ là một trong những số ít vấn đề đang tồn tại tại Trung tâm đào tạo trẻ SHB Đà Nẵng mà bầu Hiển, cũng như lãnh đạo TP. Đà Nẵng nên biết để chỉ đạo can thiệp càng sớm càng tốt. Còn nếu không với bộ máy lãnh đạo “làm như không làm” hiện tại thì rất khó để trẻ SHB Đà Nẵng có thể phát triển như lò HAGL, Hà Nội hay PVF được.

Lãnh đạo nhà tài trợ, lãnh đạo thành phố luôn hô hào đội bóng phải trả lại đúng bản sắc vốn có cho người hâm mộ Đà Nẵng. Nhưng với sự quan tâm hời hợt như thế này thì xem ra mục tiêu này còn khá xa vời.

    Bình Luận