CLB và người đại diện cầu thủ: Vừa là đối thủ vừa là đối tác

Trong bóng đá chuyên nghiệp, mối quan hệ giữa CLB và người đại diện cũng vận hành theo quy luật của thị trường. Họ vừa hợp tác, vừa đấu tranh. Thậm chí, có sự cạnh tranh giữa các bên trong việc khẳng định vai trò và quyền lực với cầu thủ.
CLB và người đại diện cầu thủ: Vừa là đối thủ vừa là đối tác

Bóng đá Việt Nam có những đặc điểm khác biệt so với bóng đá thế giới. Ở đó, các CLB bỏ tiền bạc, công sức đào tạo cầu thủ. Những tài năng trẻ được bao cấp ngay từ khi gia nhập lò đào tạo đến khi trưởng thành. Cũng vì điều này mà hợp đồng đào tạo trẻ của Việt Nam được kéo dài hơn, đến năm 23 tuổi. Nhiều đội bóng còn ký thêm phụ lục để hợp đồng đào tạo trẻ kéo dài đến năm 25 tuổi. Cá biệt có trường hợp của HAGL, các cầu thủ chỉ có thể được tự do tìm bến đỗ khác vào năm 28 tuổi.

Cũng vì sự khác biệt riêng của V.League mà có nhiều cách hiểu về đại diện quyền lợi cho cầu thủ. Nhiều đội bóng khẳng định, họ là đại diện duy nhất và hợp pháp đối với cầu thủ. Mọi hợp đồng, mọi mối quan hệ chỉ được tiến hành khi có được sự đồng ý của CLB. Chỉ có điều, không phải lúc nào CLB cũng bao quát hết các cầu thủ của mình. Họ không thể chăm lo một cách kỹ lưỡng, mang đến nhiều quyền lợi cho cầu thủ. Cũng vì điều này mà bản thân các cầu thủ vẫn muốn gắn bó với người đại diện dù chẳng có những ràng buộc nào về pháp lý.

Sẽ tốt cho cầu thủ nếu người đại diện và CLB thực sự hiểu, hợp tác và hỗ trợ nhau. Khi ấy, cả hai bên sẽ thống nhất quan điểm và hành động vì quyền lợi của cầu thủ và của chính mình. Họ sẽ góp phần thúc đẩy hình ảnh và giá trị của cầu thủ. Tất nhiên, để có được điều này thì bản thân cầu thủ, người đại diện và CLB phải xác định được luật chơi, hoặc ngầm thừa nhận luật chơi. Trong đó, thỏa thuận về phân chia quyền lợi, nghĩa vụ là yếu tố quyết định mối quan hệ.

Vậy nhưng, không phải lúc nào mối quan hệ giữa người đại diện và CLB cũng nồng ấm và tương hỗ nhau. Đã có những cuộc đấu từ ngấm ngầm đến công khai xung quanh việc xác lập vai trò với cầu thủ. Tất nhiên, như trên đá nói, nguyên nhân khiến mối quan hệ đổ vỡ chính là việc không minh bạch về tài chính hoặc sự cảm thông dành cho nhau. Sự đổ vỡ ấy khiến cầu thủ là người thiệt nhất. Họ bị giằng xé trước những mâu thuẫn và không thể toàn tâm, toàn ý cho chuyên môn. Thế nên, việc xác lập và duy trì luật chơi trong mội môi trường có tranh chấp, có hợp tác là yếu tố sống còn đối với bóng đá Việt. Bởi nói cho cùng, xu thế minh bạch hóa mọi mối quan hệ cũng như phân chia công bằng về quyền lợi là không thể trì hoãn.

XEM THÊM

Lê Minh Bình (U22 Việt Nam): Đây rồi Văn Toàn đệ nhị

10 cầu thủ U22 Việt Nam đáng chú ý nhất trong danh sách khủng của ông Park

SỰ KIỆN NÓNG trong ngày

    Bình Luận