
Chuyện “Rút” đi học tiếng Việt
Ngày 27/2/2009, ở phố núi Pleiku, Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai tổ chức lễ trao quyết định của Chủ tịch nước về việc nhập Quốc tịch Việt Nam cho 2 cầu thủ Thái Lan đang khoác áo HAGL là Nirut Surasiang và Sakda Joemdee, với tên Việt Nam là Đoàn Văn Nirut và Đoàn Văn Sakda. Trong buổi lễ ấy, Đoàn Văn Nirut dõng dạc nói những lời cảm ơn bằng tiếng Việt, khiến mọi người trong hội trường phải trầm trồ khen ngợi: Anh này chẳng khác gì người Việt Nam.
Lại kể chuyện học tiếng Việt, cựu HLV trưởng ĐT Việt Nam, ông Henrique Calisto từng ca thán: “Việt Nam cái gì cũng tuyệt vời, nhưng có 2 thứ mà tôi chịu chết, là tự chạy xe máy ngoài đường và học tiếng Việt”. HLV Calisto kể rằng, có lần chỉ vì vô tình phát âm sai với một cô gái mà ông suýt bị đám thanh niên “tẩn” cho một trận. Từ đó, ông bỏ ý định động viên bản thân học tiếng Việt.
Nirut thì khác, rất ngược với ông “Tô”, bởi anh vốn có thâm niên sống ở Việt Nam. Hay nói như các đồng nghiệp người Thái Lan, dường như Nirut sinh ra để học tiếng Việt. Năm 2004, qua sự giới thiệu của tiền vệ Issawa, Nirut tới Việt Nam khoác áo CLB Bình Định. Vốn rất cầu thị, anh chàng người Thái quyết tâm học tiếng Việt để có thể giao tiếp tốt trên sân và bên ngoài cuộc sống. Ở thời điểm đó, HLV Dương Ngọc Hùng và trợ lý Nguyễn Văn Cường không chỉ dạy Nirut bóng đá, mà còn kiêm luôn dạy tiếng Việt cho anh.
Các đồng đội rất nể phục sự chịu khó của “Rút”. Đi đâu, làm gì, trung vệ người Thái Lan cũng cố gắng giao tiếp với người bản địa bằng tiếng Việt và hỏi tỉ mỉ cách phát âm, từ vựng. Chưa dừng lại ở đó, Nirut còn mua nhiều cuốn sách dạy tiếng Việt và đêm đêm thức xem các chương trình truyền hình tiếng Anh có phụ đề tiếng Việt. Ba năm sau cái ngày đặt chân đến dải đất hình chữ S, Nirut như trở thành một người Việt đích thực khi có thể nghe, nói phương ngữ của cả ba miền và còn chạy xe máy… ầm ầm.
Người Thái dí dỏm
Nirut Surasiang sinh năm 1979 tại Ratchaburi, vốn là một tỉnh thuần nông nằm ở miền Trung Thái Lan. Nirut từng kể, cha anh là công chức, làm việc trong một nhà máy đường ở địa phương. Phát hiện thấy cậu con trai có năng khiếu thể thao, người cha động viên Nirut thử cơ hội với bóng đá, nhưng cũng đừng quên học lấy con chữ để phòng thân mai này.
Với sự thông minh và bản tính cầu thị, Nirut vừa theo học bóng đá, vừa theo học các chương trình cấp III rồi đại học. Ở tuổi 23, anh đã nhận tấm bằng cử nhân marketing trong sự tự hào của người cha và cũng là người thầy dạy bóng đầu tiên của mình.
Con đường bóng đá của Nirut khá hanh thông, khi anh cùng BEC Tero Sasana giành 2 chức vô địch Thai League (2000, 2002). Đấy cũng là thời điểm trào lưu cầu thủ Thái Lan sang Việt Nam chơi bóng nở rộ, và Nirut quyết định đi tìm giấc mơ đổi đời khi gia nhập Bình Định FC.
Những năm tháng chơi bóng ở Việt Nam, hầu như Nirut không đạt được nhiều thành tích. Tuy nhiên, anh lại được các đồng nghiệp yêu mến bởi tính cách dí dỏm, gần gũi. Ngay cả khi Nirut trở về khoác áo ĐT Thái Lan trong những trận chiến “tóe lửa” với ĐT Việt Nam, anh vẫn nhận được những cái bắt tay đầy trân trọng.
So với Đoàn Văn Sakda, người có đến 8 năm khoác áo HAGL hay một cầu thủ nhập tịch khác là Đoàn Marcelo có 3 năm sống ở phố Núi, Đoàn Văn Nirut chỉ có 2 năm gắn bó với đội bóng của bầu Đức. Tuy nhiên, trong quãng thời gian ngắn ngủi đó, Nirut vẫn để lại tình cảm sâu đậm cho những người từng ăn tập với anh ở Trung tâm Hàm Rồng.
Cho đến khi gia nhập Navibank Sài Gòn rồi trở về Thái Lan chơi bóng, Đoàn Văn Nirut chưa bao giờ làm phật lòng ai, bởi cả trên sân cỏ hay trong cuộc sống, anh luôn biết trước biết sau, kính trên nhường dưới. Rõ ràng, Đoàn Văn Nirut xứng đáng với danh hiệu “Cầu thủ Thái Lan được yêu thích nhất” nếu có một cuộc bầu chọn dành cho anh và các cầu thủ đồng hương.
“Tay trong” của ĐT Thái Lan VÀI NÉT VỀ ĐOÀN VĂN NIRUT Vô địch Cúp Quốc gia 2004 cùng Bình Định |
XEM THÊM
Báo Hàn nhắc khéo thầy Park về chuyện giảm lương
Quang Hải được xếp cùng Iniesta, Xavi trong thử thách châu Á
Bình Luận