Thực tế đó phản ánh vị thế của Hà Nội FC, nhưng cũng cho thấy sự thiếu cạnh tranh ở V.League. Giờ thì thế đa cực đã xuất hiện và có thể, nó sẽ buộc Hà Nội FC phải tự điều chỉnh để thích ứng.
Công bằng mà nói, Hà Nội FC vẫn mạnh nhất ở V.League. Họ trên con đường trở thành huyền thoại của V.League sau 20 năm phát triển. Hà Nội FC có thể tạo ra những tranh luận gay gắt về sự yêu-ghét, nhưng tất cả đều phải chung quan điểm, họ là đội bóng hoàn hảo. Nói không hề quá, khi ra nước ngoài, Hà Nội FC chính là biểu tượng của V.League. Họ đến AFC Cup với khát vọng làm rạng danh bóng đá Việt Nam chứ không hề cảm thấy áp lực. Đó là tư thế khác, đẳng cấp khác mà chỉ Hà Nội FC mới đạt được hiện tại.
Thế độc tôn mà Hà Nội FC duy trì một thời gian dài phản ánh tiềm lực, chiến lược và sự đầu tư bài bản của BLĐ đội bóng. Nhưng như trên đã nói, một Hà Nội FC vô đối lại cho thấy sự lép vế của nhiều đối thủ. Đã có lúc B.BD nổi lên như là đối trọng, nhưng rồi họ lại thay đổi chiến lược đầu tư. Những HAGL, TP.HCM hay Thanh Hóa được kỳ vọng mang đến áp lực để Hà Nội FC san sẻ bớt quyền lực và tầm ảnh hưởng, rút cuộc vẫn không trọn vẹn. Có đội thì nhà tài trợ rời đi. Có đội thì chiến lược phát triển không đúng hướng để rồi, Hà Nội FC vẫn ở thế “cô đơn trên đỉnh”.
V.League hay Hà Nội FC cần những cuộc đua xứng tầm. Giải đấu cần nâng cao sức hấp dẫn bằng cuộc đua căng thẳng, hấp dẫn. Nhưng Hà Nội FC cũng cần sự xuất hiện của những biểu tượng mới, những đội bóng có thể khiến họ phải vào trận với tất cả sức bình sinh và luôn đối diện áp lực phải đổi mới, phải đầu tư mạnh nếu không sẽ bị mất quyền lực. Và với nhiều đội bóng, lật đổ hay buộc Hà Nội FC phải thừa nhận, chia sẻ quyền lực cũng sẽ mang đến cảm hứng đầu tư, thay đổi ở tầm vĩ mô.
XEM THÊM
HLV Park Hang Seo kinh ngạc nhìn Trọng Đại ghi siêu phẩm
HLV Nam Định bực bội vì cầu thủ mất tập trung
Tuyệt phẩm của Trọng Đại, sự cứu rỗi cho Viettel và cả chính anh
Bình Luận