
Đổi đời nhờ bàn thắng vàng
Đầu năm 2010 trên sân Ninh Bình ở trận Siêu Cúp QG giữa Thanh Hóa gặp SHB.ĐN, trong thế trận bị đối phương ép dồn dập và gần như không có cơ hội giành chiến thắng, Thanh Hóa đã bất ngờ có được bàn mở tỷ số và người ghi bàn không ai khác chính là gương mặt đang thử việc tại xứ Thanh - Lê Tostao. Nên nhớ, trận đấu đó SHB.ĐN tham dự với tư cách là đương kim vô địch V.League, sở hữu dàn cầu thủ cực mạnh với những Hải Lâm, Phước Vĩnh, Thanh Hưng, Quốc Anh và đặc biệt là “vua dội bom” Merlo.
Thế nhưng họ đã phải hứng chịu bàn thua từ cái tên tưởng như đã hết thời là Lê Tostao. Bàn thắng của tiền đạo sinh năm 1979 này đã thay đổi cục diện trận đấu và giúp Thanh Hóa lần đầu tiên đoạt Siêu Cúp QG. Từ chỗ chỉ là người mới đến thử việc, đá tốt trận này được giữ lại còn không sẽ phải khăn gói “lên đường”, Lê Tostao đã rất nhanh chóng nắm bắt cơ hội. Với việc ghi được “bàn thắng vàng”, anh chính thức đưa mở ra trang mới cho sự nghiệp.
Từ chỗ hưởng tiền lương chỉ 3.000 USD/tháng, Lê Tostao được nhận gấp đôi kèm số tiền lót tay lớn. Thời điểm đó, anh từng gặp rất nhiều khó khăn khi xin thử việc, thậm chí có đội bóng chỉ trả cho anh 1.000 USD/tháng. Nhưng Lê Tostao đã thay đổi tất cả. Bén duyên với Thanh Hóa và trong 2 năm chơi bóng cho đội bóng xứ Thanh, anh được trở thành công dân Việt Nam.
Sự nghiệp chỉ một phút lóe sáng
Trước khi sang Việt Nam thi đấu, Lê Tostao sở hữu bản “CV” không đến nỗi tệ khi từng khoác áo U23 và ĐTQG Zimbabwe. Nhưng số trận anh thi đấu chỉ đếm trên đầu ngón tay. Thậm chí, kể cả khi chơi cho Long An trong 4 năm, tiền đạo này chỉ ghi được tổng cộng 14 bàn thắng. Nhìn những pha xử lý bóng “cồng kềnh” của anh, rất nhiều người nói vui rằng nếu như không đi đá bóng thì ở quê nhà, Tostao đã đi chặt mía.
Điều này không phải không cơ sở bởi nói như tiền đạo người Nigeria - Suleiman Abdullahi: “Ở quê nhà, nhiều người bạn của tôi đã phải lao động rất khổ cực, người chặt mía, kẻ bốc xi măng, cuốc đất. Tôi may mắn có chút năng khiếu nên đi đóng để thoát nghèo”.
Thời khoác áo CLB Thanh Hóa, Lê Tostao đã “nổ” rằng anh có tấm bằng đại học chuyên ngành marketing của một trường danh tiếng ở London (Anh). Tuy nhiên, khi Lê Tostao rơi vào cảnh thất nghiệp, người ta mới nhận ra rằng, nếu đã có bằng đại học thì việc gì anh phải “bám” các đội bóng Việt Nam với mức lương vài ngàn USD/tháng và thậm chí chấp nhận không có tiền lót tay.
Rồi nữa, khi về quê nhà nghỉ ngơi năm 2011, Lê Tostao còn “chém gió” với giới truyền thông rằng anh là tiền đạo nổi tiếng ở V-League và đang nỗ lực để được khoác áo ĐT Zimbabwe. Thực tế thì đó là thời điểm anh không còn nhiều giá trị sử dụng với các đội bóng V.League. Thậm chí, để đánh bóng tên tuổi, Tostao còn nhờ bạn bè viết các bài báo trên mạng xã hội để “lấy le” cho anh mỗi khi đi thử việc. Đây là chiêu cực độc, thời đấy không nhiều ngoại binh biết áp dụng nhưng cũng không cứu vãn được sự nghiệp của Lê Tostao.
Đóng phim “mất tích”
Như đã nói, dù có hộ chiếu Việt Nam nhưng Lê Tostao gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm CLB. Vóc dáng nặng nề của tiền đạo gốc Zimbabwe đã trở thành “gánh nặng” khiến anh không còn được đoái hoài.
Không có tiền để duy trì cuộc sống ở Việt Nam, Lê Tostao “dạt” vào khu phố Tây ở TP.HCM để sống nương nhờ một số đồng nghiệp gốc Phi. Hết giai đoạn lượt đi mùa 2012, anh đành xách giày đi gõ cửa các đội xin thử việc. Có một chuyện đặc biệt rằng khi ra Hà Nội, anh thẳng thắn nói sẽ không cần tiền lót tay mà chỉ mong được ký hợp đồng để hưởng lương ở mức 1.000 USD/tháng. Thế nhưng, đề nghị tưởng như “bèo” ấy của Lê Tostao cũng bị lắc đầu. Hết cửa kiếm việc tại Việt Nam, Lê Tostao coi như khép lại 7 năm chơi bóng ở mảnh đất hình chữ S.
Đây là cái tên đáng thất vọng bậc nhất so với những cầu thủ nhập tịch khác trong làng bóng đá Việt. Thế nên mỗi khi nhắc đến những điểm yếu của các “ông Tây” đến Việt Nam chơi bóng, người ta lại nhắc về những câu chuyện của Lê Tostao.
Ép giảm cân cũng không thành VÀI NÉT VỀ LÊ TOSTAO |
XEM THÊM
HLV Park Hang Seo đại diện ủng hộ 100.000 USD chống dịch
Bình Luận