Sân Hàng Đẫy & chuyện "cơm ăn, nước uống"

Bạn đồng nghiệp của tôi, người thuộc từng khán đài, cửa ra vào sân Hàng Đẫy quả quyết: “Trận Hà Nội FC - Hải Phòng khiến Hàng Đẫy có lượng khán giả đông nhất trong 10 năm qua. Nó khiến người ta nhớ lại những ngày tháng tươi đẹp, sôi động nhất của bóng đá Hà Nội trong quá khứ”.
Sân Hàng Đẫy & chuyện "cơm ăn, nước uống"
Từ ngày có sân Mỹ Đình thì Hàng Đẫy không còn là nơi các ĐTQG thi đấu quốc tế. Chỉ có những trận giao hữu quy mô nhỏ, hay giải đấu quốc nội mới chọn sân Hàng Đẫy. 

Quy mô và sự thiếu đồng bộ của Hàng Đẫy khiến nó không còn được lựa chọn cho những trận cầu đỉnh cao. Nhưng đáng nói hơn, các trận đấu tại Hàng Đẫy kể từ ngày không có Thể Công và Hà Nội FC trở thành đại diện tiêu biểu luôn canh cánh với bài toán thu hút khán giả.

Thực ra, thu hút khán giả không chỉ là câu chuyện riêng của Hà Nội FC, đội bóng vốn đang nỗ lực tạo dựng bản sắc để trở thành đại diện cho bóng đá thủ đô. Mấy năm qua, . 

Người ta bảo, khán giả vắng bởi NHM có nhiều lựa chọn giải trí hơn và thì không thể so sánh với các giải đấu đỉnh cao vốn tràn ngập trên các phương tiện truyền thông. Lý giải ấy không phải là không có cơ sở khi bóng đá ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều điều để hoàn thiện.


Thôi thì phải chấp nhận thực tế là V.League ví như cơm, trong khi bóng đá quốc tế đúng là đặc sản. Nhưng, còn một thực tế khác là người ta ăn cơm cả đời, còn sơn hào hải vị có ngon cũng chẳng thể thưởng thức mãi. 

Bản sắc địa phương, sự thân thuộc, gần gũi, niềm tự hào với đội bóng quê hương, hay đơn giản là gửi gắm khát vọng chinh phục thông qua bóng đá khiến giải đấu quốc nội luôn có đất sống.

Trong thẳm sâu trái tim mỗi người Việt luôn có chỗ cho bóng đá. Có thể, mỗi người yêu theo một cách, nhưng tựu trung lại, tất cả đều mong muốn có một V.League sạch, đẹp và ngày một hấp dẫn để làm bệ phóng chinh phục đấu trường quốc tế.
    Bình Luận