
Ngày 8/4 vừa qua, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL, Chủ tịch VFF Lê Khánh Hải đã ký quyết định về số lượng các đội tham dự các giải bóng đá quốc gia giai đoạn 2021-2023. Theo đó, 3 giải đấu cao nhất của bóng đá Việt Nam là V.League, hạng Nhất và hạng Nhì đều có 14 đội. Quyết định cũng nêu rõ, đội đứng thứ 12 (cuối cùng) của giải hạng Nhất 2020 sẽ phải xuống chơi ở hạng Nhì 2021. 3 đội có thành tích tốt nhất ở giải hạng Nhì 2020 sẽ lên chơi ở giải hạng Nhất 2021.
Việc nâng số lượng các đội ở hạng Nhất lên 14 đã xóa bỏ nghịch lý trong cơ cấu số lượng các CLB tham dự sân chơi này vốn đã tồn tại gần chục năm qua. Kể từ mùa 2015, khi V.League “quy hoạch” đủ 14 CLB, số lượng các đội tham dự giải hạng Nhất lại sụt giảm thất thường. Cần nhớ rằng ở mùa 2012, hạng Nhất cũng có 14 đội nhưng chỉ 1 năm sau, số lượng đội giảm xuống chỉ còn 8 và phải duy trì suốt 3 mùa giải. Đến mùa 2016, số đội tham dự hạng Nhất nâng lên con số 10, nhưng đến mùa 2017, số lượng giảm xuống còn 7 đội, chỉ bằng một nửa so với V.League.
Có nhiều nguyên nhân khiến giải hạng Nhất không có số lượng đội tham dự ổn định. Cốt lõi nhất vẫn là kinh phí hoạt động. Vì thế mà trước mỗi mùa bóng, các nhà tổ chức luôn nơm nớp lo âu có đội bỏ giải, dẫn đến việc có thể phải xáo trộn công tác tổ chức thi đấu. Như trước giải hạng Nhất 2019, Bình Định được cho là không thể tham dự vào phút chót do thiếu kinh phí. Nhưng rất may là cuối cùng, đội bóng đất Võ vẫn tiếp tục có mặt, tránh cho sân chơi này rơi vào cảnh số lượng đội tham dự là lẻ. Trước đó, hàng loạt đội bóng phải giải thể do không kham nổi kinh phí. Có thể kể đến Bà Rịa Vũng Tàu, Kiên Giang, Đồng Nai, Lâm Đồng… nên BTC phải đau đầu trong việc phân bổ lịch thi đấu.
Việc nâng số lượng các đội hạng Nhất và hạng Nhì lên con số 14, ngang với V.League, tạo nên sự cân bằng trong công tác tổ chức thi đấu. Cụ thể, các sân chơi này sẽ được tổ chức song song, cùng thời điểm kể từ mùa giải 2021. Sẽ không còn cảnh V.League diễn ra trước, hạng Nhất mới lẽo đẽo theo sau nhưng lại phải kết thúc trước. Để rồi đội hạng Nhất giành quyền đá play-off phải tập chay để đợi V.League kết thúc mới có thể tham dự trận đấu loại trực tiếp tranh vé lên chơi ở hạng đấu cao nhất của bóng đá Việt Nam. Hơn nữa, việc hạng Nhất có 14 đội có thể đem đến quyền lợi cao hơn cho sân chơi này. Đơn cử, họ có quyền mơ về hai suất thăng hạng trực tiếp thay vì 1,5 suất như hiện tại khi giải đấu chỉ có 12 đội.
Việc nâng số lượng các đội hạng Nhất lên 14 đội cũng là động lực để các đội ở hạng Nhì đầu tư mạnh mẽ hơn. Bởi đã có lúc, sân chơi này chỉ có một đội được lên hạng nên cánh cửa “đổi đời” là rất hẹp. Như ở giải hạng Nhì 2019, Bà Rịa Vũng Tàu là đội giành vé duy nhất lên chơi ở hạng Nhất 2020 sau một hành trình chông gai, tranh đua với 12 đội khác. Tuy nhiên, con đường lên hạng Nhất sẽ không còn quá gian truân như ở mùa bóng vừa qua khi số đội được quyền thăng hạng từ giải hạng Nhì 2020 đã được nâng lên con số 3.
Giải hạng Nhất có nhiều ứng viên lên hạng Giải hạng Nhất QG 2020 được giới chuyên môn đánh giá rất đáng chờ đợi khi có nhiều đội nuôi tham vọng lên hạng. Có thể kể ra những CLB đầu tư mạnh về lực lượng như Sanna.KH, Phố Hiến, Bình Định, Bà Rịa Vũng Tàu, XSKT.Cần Thơ. 6 đội bóng nói trên rất khát khao thăng hạng khi sở hữu nhiều cầu thủ tên tuổi từng khoác áo các ĐTQG và có nhiều năm thi đấu ở V.League. CAND sáng giá nhất |
XEM THÊM
Hậu vệ Thanh Thịnh sắp tái xuất ở V.League
Bình Luận