Tiếc thay, bản hợp đồng “bom tấn” ấy đã không… nổ như kỳ vọng. Hơn 1 năm, cầu thủ Việt kiều này rời phố Núi khi đôi bên không còn cảm thấy hạnh phúc. Lee Nguyễn đến B.Bình Dương, rồi CLB TP.HCM sau đó nhưng anh không để lại quá nhiều ấn tượng. Sự thành công của Lee Nguyễn có lẽ nằm ở giá trị hình ảnh mà anh đưa lại. Đã có sự tích cực về truyền thông mà Lee Nguyễn mang lại và nó, ít nhiều đã giúp V.League lan toả ra nước ngoài. Minh chứng, đã có khá nhiều cầu thủ Việt kiểu trở về quê chơi bóng.
Có thể nói Lee Nguyễn là cầu thủ Việt kiều chất lượng và giá trị nhất tính cho đến thời điểm này. Rất có thể, Filip Nguyễn sẽ trở thành cái tên tiếp theo mang đến những hiệu ứng tương tự. Sự khác biệt, Filip có thể khoác áo ĐTQG còn Lee thì không.
Điều này được chờ đợi hơn tất cả, cho nên nó cũng trở thành bản hợp đồng giá trị không chỉ dành cho CLB Công an Hà Nội mà còn với ĐTQG. Tất nhiên, cái gì cũng có giá của nó. CLB Công an Hà Nội đã chi rất nhiều tiền để có chữ ký của Filip Nguyễn. Cũng cần nhấn mạnh, thủ môn Việt kiều chỉ về quê chơi bóng khi đáp ứng được những điều kiện vật chất đưa ra. Rõ ràng, ở đây có những sự đánh đổi nhưng không đồng nghĩa với tất cả. Ở khía cạnh nào đó, Filip Nguyễn đã nhìn thấy được tương lai của mình ở V.League và sự thành công nếu được gọi lên ĐTQG.
Đã có những cảnh báo, đã có những phân tích mổ xẻ về sự chững lại của “Thế hệ vàng” dưới triều đại HLV Park Hang Seo. Bóng đá Việt Nam cần những luồng gió mới, để tạo ra những động lực. Nguồn lực từ những cầu thủ Việt kiều mang đến những hy vọng có thể tạo ra tính cạnh tranh. Tất nhiên, muốn nhanh cũng phải từ từ. Chúng ta có thể đi tắt đón đầu nhưng không thể làm kiểu ồ ạt. Thất bại trong việc nhập tịch, huy động “đại trà” nguồn lực ngoại kiều của Malaysia, Indonesia… gần đây và cả trong quá khứ thực sự là những bài học phải nằm lòng.
Bình Luận