Vua phá lưới V.League - Top ghi bàn bóng đá Việt Nam 2020

Trước thương vụ CLB TP. HCM bạo chi để hy vọng có được tiền vệ Lee Nguyễn từ Inter Miami, V.League cũng từng chứng kiến không ít "bom tấn" tầm cỡ khu vực và thế giới.
Cùng với Lee Nguyễn, những

Theo một số nguồn tin, CLB TP. HCM đã chấp nhận chi ra con số 1 triệu USD để mang Lee Nguyễn trở về V.League. Số tiền này bao gồm phí chuyển nhượng để mua lại hợp đồng của Lee Nguyễn từ Inter Miami, khoảng 600.000 USD. Ngoài ra, mức lương dành cho cầu thủ Việt kiều 34 tuổi cũng được đánh giá thuộc hàng đầu V.League.

Cùng với Lee Nguyễn, những bom tấn nào từng thi đấu ở V.League?
Lee Nguyễn sẽ có lần thứ hai về Việt Nam còn hoành tráng hơn lần đầu?

Trước đó, vào năm 2009, Lee Nguyễn cũng đã được "trải thảm" về Việt Nam bằng bản hợp đồng ngập trong đôla. Mức lương cơ bản 10.000 USD/tháng vào thời điểm đó là rất cao, gấp nhiều lần số tiền anh nhận được từ MLS. Tiền vệ Việt kiều từng thừa nhận nghĩ "ông Đức bị điên" khi đưa anh số tiền lương, thưởng và lót tay cao đến độ "đủ tiền sống cả đời".

Trong quá khứ, các CLB Việt Nam cũng từng không ít lần thể hiện độ chịu chơi để mang về những bản hợp đồng danh tiếng.

Denílson de Oliveira Araújo (từ  Palmeiras đến Xi Măng Hải Phòng, 2009)

Không cần bàn cãi, Denilson chắc chắn là cầu thủ nổi tiếng nhất từng chơi ở V.League. Tiền đạo người Brazil có đến 68 lần khoác áo Selecao, ghi được 10 bàn thắng. Anh từng cùng đội tuyển áo vàng xanh lên ngôi Á quân World Cup 1998, vô địch World Cup 2002. Đặc biệt hơn, Denilson từng cầu thủ đắt giá nhất thế giới sau khi chuyển tới Real Betis từ São Paulo FC với giá 21,5 triệu bảng Anh vào năm 1998.

Cùng với Lee Nguyễn, những bom tấn nào từng thi đấu ở V.League?
Denilson là "cú lừa" trong lịch sử bóng đá Hải Phòng và V.League

Bởi vậy, cái giá Hải Phòng bỏ ra để có được Denilson chắc chắn rất lớn, dù tiền đạo này đã 34 tuổi vào năm 2009. Theo một số thông tin, Denilson nhận lương vào khoảng 40.000 USD mỗi tháng, chưa tính phí chuyển nhượng cũng cỡ vài trăm nghìn USD. So với tỉ giá hiện thời, đây là con số rất lớn. Tuy nhiên, 1 bàn thắng, 1 tháng lương là những gì Denilson nhận được tại Việt Nam. Anh rời đi sau 2 tháng bởi tiền sử chấn thương nặng.

Kiatisuk Senamuang (từ Singapore Armed Forces đến HAGL, 2002)

Năm 2002, HAGL khi đó mới chỉ là một đội bóng hạng Nhất đã sẵn sàng "chơi lớn" để thuyết phục ngôi sao số 1 Đông Nam Á về phố Núi. Bầu Đức không muốn nói suông, mức lương 7.000 USD mỗi tháng thuộc hàng khủng vào đầu những năm 2000 nhưng ông bầu này quyết "cái rụp". Câu chuyện Kiatisuk chưa kịp cúp máy thì 2 năm tiền lương đã chuyển vào tài khoản nay vẫn là giai thoại để đời của ông Đoàn Nguyên Đức.

Cùng với Lee Nguyễn, những bom tấn nào từng thi đấu ở V.League?
Kiatisuk là "khai quốc công thần" của bầu Đức và HAGL

Thương vụ đưa ngôi sao số 1 Thái Lan từng sang Anh thi đấu về với giải hạng Nhất Việt Nam đã định danh bầu Đức và đội bóng phố Núi. Cuối năm đó, HAGL thăng hạng và ông chủ "Gỗ" tiếp tục móc hầu bao để chiêu mộ Chukiat, Dusit, Sakka và một loạt ngôi sao nội khác nhằm hoàn thiện "Dream Team". Đội bóng phố Núi trở thành cái tên bất khả chiến bại và mọi khoản đầu tư của bầu Đức đều xứng đáng.

Tiền đạo Joshep Nwafor (Becamex Bình Dương, 2011)

Đây có thể coi là một quả "bom xịt" lớn của Becamex Bình Dương. Sau một thời gian thử việc, đội bóng này đã ký hợp đồng 1 năm với tiền đạo Joshep Nwafor (Nigeria). Tiền đạo  28 tuổi lúc đó có bản CV khá hoành tráng khi  từng thi đấu nhiều năm tại giải VĐQG Hy Lạp trong màu áo các CLB Panathinaikos, OFI, AEK và mới nhất là Hakoach Ramat Gan (Israel).

Cùng với Lee Nguyễn, những bom tấn nào từng thi đấu ở V.League?
Joshep Nwafor là quả "bom xịt" của Bình Dương

Theo báo chí, đội bóng nhà giàu "Chelsea Việt Nam" đã phải hạ bút kí bản hợp đồng gần 1 triệu USD. Trong đó, mức lương và tiền lót tay của chân sút này là 600.000 USD và nhiều khoản phụ phí khác. Đáng tiếc, anh không thể hiện được nhiều và sớm bị Bình Dương thanh lý ngay trong nửa đầu mùa giải V.League 2011.

Phong Vũ

    Bình Luận