Thành công với bóng đá trẻ
Quay trở lại thời điểm năm 1998, khi HLV Alfred Riedl chân ướt chân ráo đến Việt Nam. Với một cựu danh thủ đã chơi bóng 18 năm chuyên nghiệp và 8 năm làm HLV ở châu Âu, ông Riedl sớm nhận ra vấn đề của bóng đá Việt Nam lúc bấy giờ. Khi ấy, Việt Nam quá chú tâm vào việc làm thế nào để thắng Thái Lan mà quên đi gốc rễ là coi trọng sự phát triển trong khâu đào tạo bóng đá trẻ. Thậm chí, với ngay các tuyển thủ, ông Riedl vẫn phải sửa những kỹ thuật chơi bóng cơ bản.
Câu nói của ông Riedl có thể gay gắt, nhưng nó thực sự làm thức tỉnh suy nghĩ của những người làm bóng đá Việt Nam. Ông Phạm Ngọc Viễn - Nguyên Tổng thư ký VFF chia sẻ với báo giới: “Chúng tôi không vì thế mà tự ái. VFF cần điều chỉnh lại. Chúng tôi tập trung đầu tư hơn cho đào tạo trẻ, quan tâm hơn đến các CLB”.
Sự phát triển xoay quanh công tác đào tạo trẻ bắt đầu được chú trọng. Năm 2007, Học viện bóng đá HAGL - Arsenal JMG được thành lập. 6 năm sau, lứa cầu thủ khóa 1 của Học viện này với những Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường, Văn Toàn… đã làm nức lòng người hâm mộ bóng đá Việt Nam. Các Học viện, Trung tâm đào tạo bóng đá như PVF, Viettel, Hà Nội trong khoảng thời này được đầu tư và phát triển bài bản, bên cạnh những “lò đào tạo” truyền thống ở những CLB nổi danh.
Song song với đó, chiến lược trẻ hóa lực lượng cho các ĐTQG Việt Nam cũng được VFF thông qua và quan tâm sát sao. Cũng nhờ thế mà Việt Nam liên tục có được thành công trong 3 năm trở lại đây. Điển hình là tấm vé dự U20 World Cup 2017, ngôi á quân U23 châu Á 2018, Top 4 ASIAD 2018, vô địch AFF Suzuki Cup 2018, Top 8 Asian Cup 2019 và Huy chương vàng SEA Games 2019.
Giai đoạn mới, chiến lược mới
Xây dựng nền bóng đá dựa trên những người trẻ luôn là gốc rễ phát triển của mọi nền bóng đá qua mọi thời kỳ khác nhau. Với bóng đá Việt Nam, sau giai đoạn thành công cùng hai lứa cầu thủ 1995-1997 và 1997-1999, các CLB, Học viện, ĐTQG dưới sự quản lý, hỗ trợ của VFF cần phải tiếp tục sản sinh những lứa cầu thủ kế cận có chất lượng từ tương đương đến giỏi hơn. Bởi chỉ như thế, Việt Nam mới có thể duy trì được thành công cũng như hướng đến những mục tiêu lớn hơn. Mà đỉnh cao trong số đó là tham vọng dự VCK World Cup 2026 với lứa cầu thủ 2001-2004.
Cách đây không lâu, trao đổi với Bóng đá, HLV Philippe Troussier đã chỉ ra rằng bóng đá Việt Nam cần chú trọng hơn nữa trong việc tạo điều kiện thi đấu cho lứa cầu thủ cận chuyên nghiệp (từ U17 đến U21). “Phù thủy trắng” đưa ra một con số cụ thể. Đó là 40 trận đấu cho lứa cầu thủ trẻ này trong một năm.
Nhìn từ tấm gương của hai lứa cầu thủ nói trên, với hàng loạt gương mặt từ Công Phượng, Quang Hải, Văn Hậu… luôn chơi từ 50-60 trận/năm ở thời điểm cận chuyên nghiệp thì chúng ta càng thấy tầm quan trọng của việc tạo sân chơi cho các cầu thủ “măng non”. Tiếc là ở thời điểm hiện tại, ngoài các giải trẻ quốc gia hay thêm chút nào đó là giải trẻ quốc tế từ cấp CLB đến đội tuyển trẻ Việt Nam, nhiều tài năng vẫn chưa được tạo điều kiện ở các CLB, đặc biệt là V.League.
Hy vọng thời gian tới, VFF có thể phối hợp với các CLB để xây dựng thêm sân chơi cho các cầu thủ trẻ, chẳng hạn như giải dự bị, giống như tại châu Âu để giúp các tài năng được cọ xát nhiều hơn nữa.
Thủ môn Đức Cường trở lại ở trận gặp Viettel
Sau thời gian dài điều trị chấn thương đầu gối gặp phải trong trận đấu với HAGL ở vòng 9 V.League 2020, thủ môn kỳ cựu Trần Đức Cường của B.BD đã bình phục hoàn toàn, sẵn sàng trở lại ở tứ kết Cúp QG 2020 gặp Viettel. Đây rõ ràng là tin vui với đội bóng đất Thủ bởi dù đã qua thời đỉnh cao phong độ, nhưng Đức Cường vẫn được xem là chỗ dựa cho các đồng đội trẻ. Hôm qua, B.BD đã có mặt tại Hà Nội, chuẩn bị cho trận đấu với Viettel.
XEM THÊM
U19 châu Á và AFC Cup: Chờ đợi mông lung
Bình Luận