Đối thoại về “Phát triển Bóng đá Việt Nam”: Thẳng thắn nhìn nhận!

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam về việc tổ chức buổi đối thoại nhằm phát triển bóng đá Việt Nam, chiều ngày 13/1, tại phòng họp tầng 2 Nhà khách Chính phủ 37 Hùng Vương, Bộ VH-TT&DL, Tổng cục TDTT và VFF đã phối hợp tổ chức buổi đối thoại về “Phát triển bóng đá Việt Nam”.
Đối thoại về “Phát triển Bóng đá Việt Nam”: Thẳng thắn nhìn nhận!

Bóng đá phải kéo được khán giả đến sân!

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã tới dự và trực tiếp chỉ đạo buổi đối thoại. 

Tới dự có Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện; Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Lê Khánh Hải; Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Vương Bích Thắng; các phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Trần Đức Phấn, Phạm Văn Tuấn và Lê Thị Hoàng Yến; đại diện Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Công an, các vị lãnh đạo ngành thể thao qua các thời kỳ... 

Về phía VFF có Phó Chủ tịch thường trực Trần Quốc Tuấn, Tổng thư ký Lê Hoài Anh; đại diện công ty VPF, Ban Trọng tài VFF và Ban Kỷ luật VFF. Dự buổi đối thoại còn có những người làm công tác quản lý, các chuyên gia bóng đá, các cựu cầu thủ và đông đảo đại diện giới truyền thông.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam điều hành buổi đối thoại. Ảnh: Đức Cường
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam điều hành buổi đối thoại. Ảnh: Đức Cường

Tại “Hội nghị sơ kết 4 năm thực hiện chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” diễn ra ngày 19/12/2017, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chỉ đạo Báo Bóng Đá tập hợp các câu hỏi của giới chuyên môn, các nhà quản lý và chuyên gia bóng đá cho buổi đối thoại này.

Sau một thời gian tập hợp các câu hỏi, Báo Bóng Đá đã chuyển những câu hỏi này đến Tổng cục TDTT, Bộ VH-TT&DL. Tại buổi đối thoại hôm qua, sau bài phát biểu khai mạc của Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã trực tiếp điều hành buổi đối thoại và cùng Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện nêu các câu hỏi đến các vị lãnh đạo các ban ngành có trách nhiệm trả lời. 

Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện phát biểu khai mạc buổi đối thoại. Ảnh: Đức Cường
Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện phát biểu khai mạc buổi đối thoại. Ảnh: Đức Cường

Về ý kiến của dư luận cho rằng “Công tác kỷ luật ở các mùa giải chuyên nghiệp gần đây có việc nương nhẹ, giơ cao đánh khẽ”, ông Nguyễn Hải Hường - Trưởng Ban Kỷ luật VFF - cho biết: “Khi xử lý các vụ việc, các thành viên trong ban đều xử lý công tâm, khách quan, dựa theo báo cáo của BTC giải, băng hình tình huống chứ không xử theo áp lực dư luận”.

Nói về V.League, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá rằng, giải VĐQG . Tiếp thu ý kiến của Phó Thủ tướng, lãnh đạo Tổng cục TDTT khẳng định sẽ có những chỉ đạo sát sao đối với công tác tổ chức và cương quyết chấn chỉnh lại giải đấu. 

Thay mặt lãnh đạo VFF, Phó Chủ tịch thường trực Trần Quốc Tuấn cho biết, trong thời gian tới VFF sẽ tiếp tục nghiên cứu các giải pháp để kéo khán giả đến sân nhiều hơn, có biện pháp hạn chế những hình ảnh phản cảm, xấu xí trong bóng đá và sẽ phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan chức năng để đẩy lùi tiêu cực, cùng các CLB đồng thuận xây dựng bóng đá sạch vì lợi ích chung của bóng đá Việt Nam. 

Quang cảnh cuộc đối thoại về
Quang cảnh cuộc đối thoại về "Phát triển bóng đá Việt Nam". Ảnh: Đức Cường

Ông Nguyễn Minh Ngọc - Trưởng BTC các giải  bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam - cũng cho biết, sẽ tiếp thu các ý kiến chỉ đạo để loại bỏ tiêu cực trong các trận đấu, góp phần tăng sự hấp dẫn với NHM. 

Tập trung phát triển bóng đá trẻ

Trong thời gian qua, thành tích của các ĐTQG nhận được sự quan tâm lớn từ NHM và giới chuyên môn. Tại buổi đối thoại, có một câu hỏi được rất nhiều đại biểu quan tâm: “Thời gian gần đây, bóng đá Việt Nam đạt được một số thành tích nhất định ở lứa từ U19 trở xuống. Nhưng khi tham dự những giải đấu cao hơn như SEA Games (U22) và các giải thi đấu dành cho đội tuyển quốc gia thì lại bộc lộ sự thua sút về nhiều mặt, ngay cả các giải trong khu vực. Tại sao lại như vậy? và giải pháp tới đây như thế nào?”.

Tổng thư ký VFF Lê Hoài Anh trả lời câu hỏi tại buổi đối thoại. Ảnh: Đức Cường
Tổng thư ký VFF Lê Hoài Anh trả lời câu hỏi tại buổi đối thoại. Ảnh: Đức Cường

Thay mặt lãnh đạo VFF, Phó Chủ tịch thường trực Trần Quốc Tuấn trả lời: “Bắt đầu nhiệm kỳ VII, thành tích của các đội tuyển khá thấp nên VFF đã xác định chú trọng vào đào tạo bóng đá trẻ, tập trung cho SEA Games. Thất bại của U22 Việt Nam tại SEA Games 29 là bài học rất lớn. Từ năm nay, tuy không có SEA Games, nhưng VFF đã phối hợp báo Thanh Niên đầu tư, tổ chức các giải đấu thường xuyên cho các lứa U19 và U21. Công tác đào tạo trẻ được xem là cốt lõi, bệ phóng cho các ĐTQG nên VFF sẽ chú trọng hơn nữa trong thời gian tới”.

Ngoài 29 câu hỏi được Ban điều hành buổi đối thoại gửi đến lãnh đạo các ban ngành liên quan giải đáp, các đại biểu còn đưa ra nhiều câu hỏi trực tiếp tại buổi đối thoại này. Nhiều vấn đề của bóng đá Việt Nam đã được nhìn nhận nghiêm túc và thẳng thắn, để từ đó tìm các giải pháp phù hợp cho sự phát triển trong tương lai. Các đại biểu dự đối thoại còn rất quan tâm đến việc lựa chọn những người phù hợp đảm nhận các vị trí quan trọng của VFF tại Đại hội tới.


Về “Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam”, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện cho biết: “Tôi xin khẳng định, các mục tiêu được đề ra đều quan trọng và định hướng cho sự phát triển bóng đá Việt Nam tới 2030. Các mục tiêu này phù hợp và không cần điều chỉnh. Tuy nhiên, trong 5 năm thực hiện đã qua, kết quả chưa như được mong muốn. Thời điểm này, các mục tiêu ấy đều đang trong quá trình thực hiện, nhưng mục tiêu hàng đầu và quan trọng nhất hiện nay là xây dựng VFF và các tổ chức thành viên thực sự mạnh, có khả năng quản lý và tổ chức hầu hết hoạt động bóng đá nước nhà!”.
    Bình Luận