Để có được thành công vừa qua của U23 Việt Nam, bên cạnh sự phát triển của chiến lược đào tạo trẻ là sự đầu tư để nâng cao bản lĩnh trận mạc cho các cầu thủ và định hình lối chơi cho đội. Nhưng, để làm được điều đó thì cần có tiền, thậm chí là rất nhiều tiền. Chỉ có điều, tài chính không phải là thế mạnh của bóng đá Việt Nam.
Có rất nhiều thành viên của U23 Việt Nam hiện nay từng khoác áo U20 Việt Nam dự U20 World Cup năm 2017. Thế nhưng, để có thêm những chiến binh cho U23 Việt Nam tại VCK U23 châu Á là.
Còn nhớ, để chuẩn bị cho VCK U19 châu Á 2016 và sau đó là U20 World Cup 2017, VFF đã lên một kế hoạch dài hạn cho thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn. Trong đó, các cầu thủ có cơ hội được đá hàng chục trận quốc tế với các đối thủ ở nhiều cấp độ khác nhau. Thông thường, để tổ chức một trận đấu quốc tế, hoặc tham dự các giải đấu giao hữu, VFF phải chi ra hàng tỷ đồng hoặc nhiều hơn thế.
Trong đó, những chuyến tập huấn nước ngoài sẽ tiêu tốn rất nhiều tiền. Trong tình huống có quá nhiều đội tuyển dự các giải đấu châu lục thì đó là bài toán nan giải với VFF. Rất mừng là trong bối cảnh đó, những người làm bóng đá đã vận dụng nhiều phương thức để giải bài toán mang tên tài chính.
Thông qua công tác đối ngoại, U19 Việt Nam được tham dự các giải mời tại Myanmar, Malaysia và Trung Quốc với sự đài thọ của các đối tác. Chưa hết, chuyến tập huấn tại Đức trước thềm U20 World Cup 2017 thực sự bổ ích với các tuyển thủ trẻ Việt Nam. Đáng nói hơn, phần lớn chi phí của chuyến đi này lại được FIFA hỗ trợ sau đề nghị của VFF.
Với U23 Việt Nam cũng vậy! Trong quá trình chuẩn bị cho VCK U23 châu Á 2018, VFF đã chủ động đăng cai vòng loại và có sự liên hệ với các đối tác quốc tế để được mời tham dự giải M-150 Cup ở Thái Lan và đội sang Trung Quốc sớm nhằm thích ứng với điều kiện thời tiết và đá giao hữu với U23 Palestine. Điều này giúp HLV trưởng Park Hang Seo có được sự chuẩn bị tốt nhất về chuyên môn cho đội với một chi phí hợp lý nhất.
Bình Luận