Nói tới tiqui-taca là tất cả sẽ nghĩ tới Barca. Nhưng có lẽ ít người biết rằng khái niệm này đã có từ trước khi đội bóng xứ Catalunya bắt đầu thống trị La Liga và cả châu Âu từ mùa 2008/09 cùng HLV Pep Guardiola.
Người đầu tiên nhắc đến từ tiqui-taca là BLV quá cố Andres Montes, khi bình luận trận đấu giữa Tây Ban Nha và Tunisia ở World Cup 2006 trên kênh truyền hình La Sexta. Khi ấy, Montes đã dùng từ “tiqui-taca” (tiếng tích tắc của đồng hồ) để miêu tả thứ bóng đá dựa trên những đường chuyền liên tục, cùng khả năng cầm bóng siêu hạng của ĐT Tây Ban Nha.
Nhưng giờ, tiqui-taca không còn là của riêng Barca hay người Tây Ban Nha nữa. Arsenal từng chơi như vậy, Man City của Pep hiện giờ cũng thế và mới nhất, Napoli cũng vừa chứng tỏ họ có thể chơi tiqui-taca. Ở của Marek Hamsik, trái bóng đã qua chân đủ 11 cầu thủ Napoli trước khi mành lưới của đội chủ nhà rung lên. Cú sửa lòng chân trái một chạm của tiền vệ người Slovakia là rất đẳng cấp. Nhưng sở dĩ bàn thắng này được tôn vinh là bởi nó là kết quả của 19 đường chuyền trong vòng 50 giây của tất cả các thành viên đội bóng.
Tờ Corriere dello Sport đã gọi đó là “gol globale” (bàn thắng toàn cầu) và quả thật, pha lập công ấy xứng đáng là bàn thắng đẹp nhất mùa này. Nó cũng cho thấy khi cần, Napoli có thể chơi thứ bóng đá đẹp mắt, điều ít thất ở một giải đấu như . Nhưng có lẽ, đội bóng miền nam sẽ không thường xuyên thể hiện thứ bóng đá duy mỹ ấy. Bởi họ cần bảo toàn thể lực và sức bền cho cả mùa giải dài và khắc nghiệt. Bởi xét cho cùng thì Napoli cũng không phải Barca, để vừa có thể đá đẹp và vẫn vô địch mọi giải đấu.
Bộ tứ Napoli ghi bàn nhiều hơn một nửa Serie A Bộ tứ Mertens (16 bàn), Callejon (8), Hamsik (6) và Insigne (6) của Napoli đã ghi được tới 36 bàn thắng ở Serie A mùa này. Con số ấy còn nhiều hơn thành tích của 10 đội bóng khác ở giải đấu cao nhất Italia. Còn tính trên mọi mặt trận, bộ “Fantastic Four” này đã có 48 pha lập công gồm 20 bàn của Mertens, 12 của Insigne, 10 của Callejon và 6 của Hamsik. |
Bình Luận