
Cuộc báo thù ngọt ngào
Hành trình của Roberto D’Aversa với Parma bắt đầu vào một ngày cuối Thu 2016. Một trong những CLB giàu truyền thống nhất Italia phải vật lộn trong cuộc đua trở lại hạng đấu họ vốn chơi. Trụ cột Luigi Apolloni ra đi sau 1 năm gắn bó vì không nhìn thấy cửa giúp Parma thăng hạng lần thứ 2 trong 2 năm. Stefano Morrone tạm trám vào vị trí thuyền trưởng nhưng ông không phải lựa chọn dài hạn.
Ghế HLV trưởng Parma bỏ trống vài tuần sau đó với vô số cái tên nổi danh được đồn đoán ngồi vào thay thế Apolloni. Nhưng rốt cục BLĐ Parma lại khiến tất cả bất ngờ bằng sự lựa chọn mang tên Roberto D’Aversa. “Đây là gã quái nào thế?” - nhiều CĐV Parma đã nghĩ như vậy vì trước ngày đến với I Crociati, D’Aversa hoàn toàn là cái tên vô danh trên bản đồ bóng đá Italia.
D’Aversa là một sản phẩm của lò đào tạo trẻ Milan nhưng ông chưa bao giờ có cơ hội thi đấu một trận chính thức cho CLB này. 15 năm đầu trong sự nghiệp, D’Aversa trôi nổi qua gần chục CLB khác nhau. Tính ra ông có chưa đến 100 trận thi đấu ở Serie A vì phần lớn thời gian thi đấu diễn ra ở những đội hạng dưới. Không lâu sau khi ông tới Messina, CLB này xuống hạng rồi phá sản. D’Aversa chuyển đến Treviso và chứng kiến đội bóng này... phá sản nốt.
Bơ vơ không nơi nương tựa sau khi mùa giải 2008/09 kết thúc, D’Aversa nhắm mắt ký hợp đồng với một CLB ở Serie C là Gallipoli Calcio. “Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”, đến năm 2010 Gallipoli cũng tuyên bố… dừng hoạt động. Chán cảnh nay đây mai đó những năm cuối sự nghiệp, D’Aversa dạt về Virtus Lanciano để vừa thi đấu vừa học làm HLV. Tuy khởi đầu không tệ nhưng cuối cùng, ông vẫn nhận trát sa thải vào đầu năm 2016.
Vừa kém tài vừa kém tiếng nên D’Aversa không được CĐV kỳ vọng nhiều khi nhậm chức. Nhưng đó chính là lúc phép màu bắt đầu. Parma giành suất thăng hạng trực tiếp nhờ ngôi Á quân Serie C. Mùa giải tiếp theo, họ tiếp tục đứng thứ hai ở Serie B, qua đó chính thức trở lại Serie A chỉ sau 3 mùa giải vắng bóng. Câu chuyện thần kỳ cùng Parma chẳng khác nào tuyên bố đanh thép của D’Aversa về một cuộc báo thù sau nhiều năm bị lãng quên.
Dấu ấn mạnh mẽ
Những ai yêu thích tìm hiểu và phân tích chiến thuật hẳn sẽ rất khoái ngâm cứu bước tiến thần kỳ của D’Aversa ở Parma. Ngay từ ngày đầu đến CLB, HLV này đã mang một ý tưởng rõ ràng về chiến thuật và trung thành với nó đến tận bây giờ. Ông thích sử dụng đội hình 4-3-3 hiện đại nhưng bổ sung vào đó chất thép phòng ngự của bóng đá Italia. Các tiền vệ được bố trí đá thấp cùng hậu vệ giăng kín khung thành.
Lối chơi mà D’Aversa áp dụng tỏ ra vô cùng phù hợp với Parma, một đội bóng không có kinh tế vững mạnh để đưa về những ngôi sao. Vì thế ông có thể giúp CLB thu về kết quả tối đa từ những cầu thủ xoàng xĩnh. Mùa giải 2017/18, Parma giành ngôi Á quân Serie B với thành tích phòng ngự tốt nhất giải. Họ chỉ thủng lưới 37 lần trong 42 trận, vì thế chỉ cần ghi 57 bàn để lên hạng.
Lên chơi ở Serie A, D’Aversa tiếp tục trung thành với phong cách thi đấu phòng ngự số đông. Bằng phương pháp đó CLB trở thành tân binh duy nhất trụ lại ở giải đấu cao nhất của bóng đá Italia trong năm đó. D’Aversa không cần đá đẹp, ông chỉ muốn giành chiến thắng với kết quả tối thiểu. Phương châm đó giúp ông biến Parma trở thành đội cửa dưới hàng đầu Serie A, một giải đấu luôn xem trọng những “ngựa ô”.
Bên cạnh dấu ấn về chiến thuật, D’Aversa còn không ngừng tạo điều kiện cho cầu thủ trẻ thi đấu thông qua hệ thống tuyển mộ nhân tài. Ông cũng được những sao mai dành nhiều lời khen ở khả năng giao tiếp với học trò.
Đó là lý do D’Aversa luôn được lòng mọi người ngay cả khi ông loại công thần Gervinho khỏi đội hình chính vì đòi ra đi. Ở mọi thời điểm, HLV này đều nhận được sự ủng hộ tuyệt đối, tới mức PCT Pietro Pizzarotti tuyên bố CLB sẵn lòng ký hợp đồng… 10 năm với ông.
Vết đen quá khứ Cam kết gắn bó tương lai 11. Biệt tài giật gấu vá vai của D’Aversa được thể hiện ở chỗ có tới 11 cầu thủ của Parma mùa này là những hợp đồng cho mượn. Trong số họ, người sáng giá nhất là ngôi sao tuổi teen Dejan Kulusevski. Juventus vừa mua đứt anh từ Atalanta với giá 35 triệu euro. |
XEM THÊM
Juventus chưa chắc giữ được Ronaldo sau đại dịch
Bình Luận