Bao giờ sa thải Solskjaer?

Đã hơn 6 năm trôi qua kể từ khi Demba Ba xuất hiện lần cuối ở Premier League. Trong màu áo đội bóng Anh cuối cùng của mình, Ba từng ghi bàn quan trọng vào lưới M.U: bàn duy nhất giúp Chelsea lọt vào bán kết Cúp FA 2013, ghi từ đường chuyền của Juan Mata.
Đã hơn 6 năm trôi qua kể từ khi Demba Ba xuất hiện lần cuối ở Premier League. Trong màu áo đội bóng Anh cuối cùng của mình, Ba từng ghi bàn quan trọng vào lưới M.U: bàn duy nhất giúp Chelsea lọt vào bán kết Cúp FA 2013, ghi từ đường chuyền của Juan Mata.

Cái cách mà M.U thủng lưới 2 bàn trên sân Istanbul Basaksehir thì quá tệ rồi - đấy không phải là cách phòng thủ trong bóng đá đỉnh cao. Nhưng ở đây, sự liên quan của Ba và Mata lại giống như một chi tiết nào đấy thuộc về định mệnh, nói lên toàn bộ những gì khó hình dung nhất về M.U của Ole Gunnar Solskjaer trong lúc này.

Tại sao lại là Mata, cầu thủ mắc lỗi cá nhân dẫn đến bàn thua thứ hai cho M.U? Tại sao lại là Ba, lão tướng 35 tuổi chạy suốt từ phần sân nhà sang bên kia để mở tỷ số cho Basaksehir? Vai diễn của họ trong một trận đấu ở Champions League gợi lên suy nghĩ, rằng M.U đã bị kéo lùi quá xa trong dòng trôi ào ạt của bóng đá đỉnh cao?

Hồi Mata và Ba phối hợp ghi bàn vào lưới M.U ở Cúp FA, thế giới còn đang bàn về những gì gọi là “tiềm năng” của đội tuyển Đức trong tay Joachim Loew, để dự đoán Mannschaft “sẽ” gặt hái một danh hiệu cụ thể nào đó trong tương lai. “Tương lai” ấy dĩ nhiên là chức vô địch World Cup 2014, mà bây giờ số đông đã quên hẳn rồi.

Hồi ấy, thiên hạ còn đang tự hỏi bao giờ đội tuyển Tây Ban Nha - đang vô địch 3 giải đấu lớn liên tiếp, với lối chơi tiqui-taca nhuần nhuyễn - mới bị hạ bệ. Cụ thể hơn, hồi đó M.U còn đang được huyền thoại Alex Ferguson dẫn dắt. Vâng, “M.U của Ferguson”. Giống như khái niệm “ngày xửa ngày xưa” vậy.

Và, khi một cầu thủ thuộc cái thuở “ngày xửa ngày xưa” ấy bỗng chạy một mạch từ sân nhà để ghi bàn vào lưới M.U, cứ như đang chơi bóng một mình, có ai liên tưởng: M.U vừa bị trừng phạt bởi một... bóng mà nào đó, hơn là một Demba Ba cụ thể ở tuổi 35?

Nói rằng M.U thua vì hàng thủ thì quá đơn giản, nhưng chẳng còn gì mới mẻ. Nói họ thua vì hàng công cũng vậy. Toàn bộ phần còn lại của đội hình M.U sút bóng chỉ bằng số lần sút của hậu vệ Harry Maguire, khi M.U thua Arsenal tại Old Trafford. Thua vì tiền vệ?

Kỳ này, người ta đã chỉ trích đến Bruno Fernandes. Đấy thật sự là cầu thủ cuối cùng trong hàng ngũ M.U có thể bị chỉ trích. Nghĩa là... hết chỗ để chê rồi. Nếu không có “bóng ma” nào, thì tất nhiên M.U thua vì HLV Solskjaer. Và như thế, coi như thiên hạ phải quay về xuất phát điểm, cho một chu kỳ chỉ chỉ trích mới, ở cấp độ nặng hơn, kiểu xoắn ốc!

Ở thời điểm chuyển giao thiên niên kỷ, khi Inter thua Reggina ngay vòng khai mạc Serie A, HLV Marcello Lippi nói: “Nếu là chủ tịch, tôi sẽ bắt mọi cầu thủ úp mặt vô tường, đá đít từng người, rồi sa thải HLV trưởng”. Inter đành sa thải Lippi sau câu nói ấy. Cũng kể từ đó, các HLV chuyên nghiệp đều... học Lippi: chờ sa thải và lãnh tiền bồi thường, chứ chẳng ai từ chức. Bao giờ thì M.U “đá đít, sa thải”...?

XEM THÊM

Liverpool: Bộ ba nguyên tử mới sắp hình thành?

Scholes: 'M.U thi đấu như lũ trẻ U10'

SỰ KIỆN NÓNG TRONG NGÀY

    Bình Luận