Barca vs Chelsea: Thêm một bài học chiến thuật từ Conte?

Fernando Torres từng nói trước trận gặp Barcelona năm xưa, rồi lại nói thế sau khi anh và đồng đội làm cho thầy trò Pep Guardiola ngã chổng kềnh: “Bóng đá là vậy. Đội hay nhất không phải bao giờ cũng chiến thắng”.
Barca vs Chelsea: Thêm một bài học chiến thuật từ Conte?
Sergio Busquets mở được tỷ số cho Barcelona, trong một thế trận áp đảo hoàn toàn. Rồi John Terry lãnh thẻ đỏ rời sân, và Chelsea thua thêm bàn nữa ngay trong hiệp 1. Còn phải bàn rằng chiến thắng sẽ thuộc về ai, khi đấy đang là một Barcelona ở vào thời kỳ rực rỡ nhất của Tiqui-taca, do Pep Guardiola dẫn dắt?

Chúng ta đang nói về trận Barcelona - Chelsea ở lượt về vòng bán kết Champions League 2011/12. Khi ấy, Chelsea thắng trước 1-0 tại sân nhà, nhưng Barcelona dẫn lại 2-0 chỉ sau 43 phút ở trận lượt về, tại Nou Camp. Rút cuộc, một Chelsea đã sa thải HLV (Roberto Di Matteo chỉ đang là HLV tạm quyền) không chỉ vượt qua ngọn núi Barcelona. Họ còn vượt nốt Bayern ngay tại sào huyệt Munich của đối phương để có lần đầu tiên vô địch . Không phải nhắc thêm chi tiết, bởi giới hâm mộ Chelsea làm sao có thể quên được trận “thắng” (thật ra là hòa) quan trọng nhất xưa nay của họ!

Fernando Torres từng nói trước trận gặp Barcelona năm xưa, rồi lại nói thế sau khi anh và đồng đội làm cho thầy trò Pep Guardiola ngã chổng kềnh: “Bóng đá là vậy. Đội hay nhất không phải bao giờ cũng chiến thắng”.

Đúng là bóng đá luôn luôn như vậy. Nếu như chiến thắng cứ phải thuộc về đội chơi hay hơn thì bây giờ, Chelsea đã phải bước vào sân Nou Camp với tư thế đội đang dẫn điểm. Họ chơi hay hơn (tùy quan điểm, nhưng điều này không đến nỗi phi lý), nhưng đành cay đắng chấp nhận tỷ số hòa có bàn thắng với Barcelona, trong trận lượt đi tại sân nhà. Bây giờ, dĩ nhiên . Ưu thế ấy có trọng lượng ra sao, đấy lại là chuyện khác. Mà với Chelsea, còn phải nhìn đâu cho xa, để có một bài học hay!


Trên nguyên tắc, đã hòa 1-1 trên sân đối phương, bạn sẽ đi tiếp nếu hòa 0-0 tại sân nhà. Còn trên thực tế, Barcelona chính là đội bóng cuối cùng mà người ta có thể dự đoán tỷ số 0-0 trước mỗi trận đấu của họ. Gã khổng lồ xứ Catalunya không bao giờ hướng đến một kết quả như vậy mỗi khi chơi bóng. Vâng, bạn có thể cho rằng đây là lúc để người ta toan tính nhiều hơn, hướng đến hiệu quả nhiều hơn, thay vì chỉ bàn suông về lối đá đẹp. Nhưng nếu HLV Ernesto Valverde quả có đặt nặng vấn đề phòng thủ, muốn chọn phương án thi đấu sao cho không bị thủng lưới, muốn tiếp cận trận đấu với phương châm “an toàn là bạn”, đấy cũng không phải là thế mạnh sở trường của Barcelona.

Thiên hạ đánh giá Barcelona cao hơn trước tiên là vì so sánh phong độ trong cả mùa bóng, so sánh sức mạnh đôi bên, theo lý thuyết - hơn là vì tham khảo luật “bàn thắng trên sân đối phương” vốn làm cho Barcelona đang có lợi thế tạm thời. Đúng là Barcelona hay thật, mạnh thật. Nhưng những điều ấy cũng đúng, khi Barcelona bị dẫn điểm tại Stamford Bridge, và chỉ may mắn gỡ hòa nhờ cơ hội do hậu vệ đối phương biếu không.

Antonio Conte rút cuộc... vẫn vậy. Ông đang có một mùa bóng thất bại ở Premier League, vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Và Conte giải thích: ông “chỉ” là một HLV - theo nghĩa không được toàn quyền quyết định kế hoạch chuyển nhượng, không có trách nhiệm lo toan cho tương lai đội bóng. Ông chỉ được làm công việc của một HLV đúng nghĩa. Rất có lý, và điều này lý giải vì sao , nhưng “không đến nỗi nào” trong trận gặp Barcelona tại Champions League.

Các trận knock-out ở Champions League liên quan nhiều hơn đến vấn đề chiến thuật của nhà cầm quân, và trận lượt đi Chelsea - Barcelona được giới quan sát nói chung nhìn nhận là đã cung cấp một bài học hay về chiến thuật. Bây giờ cũng vậy - sẽ lại có một bài học hay về chiến thuật, khi thầy trò Conte chuẩn bị cho một cuộc chiến nhất thời?
    Bình Luận