Wembley là ngôi nhà tinh thần thứ hai của Pep Guardiola, nơi ông đạt được những vinh quang cao quý nhất và truyền bá đi những biểu tượng mang thông điệp của riêng bản thân.
Wembley là một thánh đường lớn của bóng đá thế giới. Nơi đây là sân vận động quốc gia của đất nước đã khai sinh ra môn thể thao vua. Với lịch sử hàng trăm năm tuổi, Wembley đã trải qua bao thăng trầm, chứng kiến những sự kiện tuyệt vời và vĩ đại của bóng đá. Ở một trong những trang sử đó, chắc chắn sẽ ghi tên Guardiola, kẻ đến ngôi thánh đường đánh chiếm vinh quang và truyền bá thông điệp của riêng mình.
Vào đêm nay, , Guardiola sẽ tiến ra sân Wembley với chiếc ruy băng màu vàng trên ngực, một hành động để ủng hộ Jordi Cuixart và Jordi Sanchez, 2 nhà hoạt động vì tự do cho xứ Catalan đã bị bắt giam. Đây không phải là lần đầu tiên Guardiola kết hợp sân Wembley với những biểu tượng chính trị.
Guardiola ủng hộ xứ Catalan độc lập với chiếc ruy băng màu vàng
Wembley như một ngôi nhà tinh thần thứ hai của Guardiola, sau Nou Camp. Nơi đây ghi dấu những chiến thắng quan trọng nhất của ông: chức vô địch cúp C1 năm 1992 và Champions League 2011. Mặc dù mùa trước Man City của Guardiola đã thua Arsenal ở bán kết FA Cup trên Wembley, nhưng không thể phủ nhận Guardiola đã có những điều tốt đẹp nhất trên sân đấu lịch sử này.
1. Ngược dòng về năm 1992, khi Barca của Johan Cruyff lọt vào chung kết cúp C1 với Sampdoria, Guardiola mới 21 tuổi đã là một tiền vệ quan trọng trong đội hình. Ông cùng các đồng đội bị đặt nặng trên vai nhiệm vụ nặng nề và lâu dài: giúp Barca lần đầu chinh phục châu Âu.
Barca đã có cơ hội làm điều đó vào năm 1961 nhưng họ để thua Benfica dù thi đấu tốt hơn. Năm 1986, Barca lại thua trong trận đấu cuối trước đối thủ yếu hơn nhiều là Steaua Bucharest. Vì vậy, khi bàn thắng duy nhất của Ronald Koeman giúp Barca đánh bại Sampdoria, gánh nặng đã được gỡ bỏ với đội bóng xứ Catalan.
Guardiola trong trận chung kết cúp C1 năm 1992
Đó là sự kiện lớn của Barca và Guardiola đã nâng tầm nó cao hơn, trở thành một biểu tượng của xứ Catalan. Khi ăn mừng chiếc cúp C1 trên ban công của Generalitat, trụ sở Hội đồng điều hành Catalan tự trị, Guardiola đã hét lên: “Hỡi người dân Catalan, ở đây, bạn đã có nó”.
Guardiola đã mô phỏng lại câu nói nổi tiếng của Josep Tarradellas, cựu Thủ hiến Catalan lưu vong dưới chế độ độc tài Franco tại Tây Ban Nha. Khi Tarradellas trở lại quê hương vào năm 1977, ông cũng đứng trên ban công đó và tuyên bố: “Hỡi người dân Catalan, ở đây, bạn có tôi”.
2. Sự liên quan giữa Guardiola và Wembley chưa dừng lại ở đó. Vào năm 2011, Barca của Guardiola đã có màn trình diễn hoàn hảo để đánh bại M.U của Sir Alex Ferguson và lên ngôi vô địch Champions League. Ở trận đó, một hình ảnh mang tính biểu tượng khác xuất hiện – đôi bàn tay run rẩy của Ferguson.
Chưa bao giờ người ta thấy HLV huyền thoại Ferguson bất lực đến vậy. Khi được hỏi liệu Barca đã trình diễn trận đấu tuyệt vời nhất mọi thời đại, Ferguson đã nói: “Tôi nghĩ đó là điều hiển nhiên”.
Guardiola được học trò tung hô sau chiến thắng trên sân Wembley năm 2011
Barca của Guardiola chỉ phạm lỗi 5 lần trong cả trận và thậm chí không phải nhận 1 quả phạt góc nào. Và đó là trước M.U, đội bóng lọt vào chung kết Champions League 3 lần trong vòng 4 năm (từ 2008-2011).
Vào đêm nay, Guardiola sẽ cùng Man City chinh phục một vinh quang khác tại Wembley: chiếc cúp Liên đoàn Anh. Nó không phải là một danh hiệu lớn so với 2 Champions League mà Guardiola đã đoạt được tại đây.
Nhưng nó diễn ra trong bối cảnh đặc biệt khi vì mang chính trị vào bóng đá. Nếu chiến lược gia 47 tuổi có thể nâng cao chiếc cúp với ruy băng màu vàng trên ngực, đây sẽ lại là một lần nữa Guardiola truyền bá đi thông điệp của bản thân nơi thánh đường của bóng đá thế giới.
TỪ KHÓA: Pep GuardiolaBarcelonaKhủng hoảng chính trị ở BarcelonaMan CityChampions LeagueMan City vs Arsenalcúp Liên đoàn Anh
Bình Luận