Liệu cầu thủ nam chuyển giới có được ra sân thi đấu ở môn bóng đá nữ?

Tối 08/10, tuyển nữ Việt Nam có trận chung kết đầy kịch tính và căng thẳng với nữ Thái Lan.

Phải "trầy da tróc vẩy" trong suốt 120 phút, tuyển nữ Việt Nam mới khuất phục được đối thủ hàng đầu Đông Nam Á.

Theo đó, bàn thắng duy nhất của Hải Yến trong hiệp phụ thứ 1 đã mang về tấm Huy chương vàng danh giá cho tuyển nữ Việt Nam.

Trận này, cổ động viên Việt Nam chú ý đặc biệt tới cầu thủ mang áo số 11 của Thái Lan. Được biết, nữ cầu thủ này tên là Kanjana Sungngoen.

Cư dân mạng Việt Nam liên tục bình phẩm không hay về ngoại hình của cầu thủ này và ví von cô là "Falcao" của Đông Nam Á vì ngoại hình có phần nam tính.

Chưa cần bàn đến giới tính thật của cô, thực tế, LĐBĐ thế giới chưa từng ban hành luật lệ nào cấm cầu thủ chuyển giới từ nam sang nữ thi đấu ở bộ môn bóng đá nữ.

Chưa dừng lại ở đây, cả Olympic - đấu trường thể thao hàng đầu thế giới, cũng đã cho phép các VĐV chuyển giới tranh tài nếu đáp ứng được các tiêu chí về nồng độ hoocmon nam và nữ trong cơ thể.

Chính vì thế, trường hợp Thái Lan có sử dụng cầu thủ nữ chuyển giới ở đội hình xuất phát thì chúng ta cũng nên dành sự tôn trọng cho họ.

Jaiyah Saelua là một nữ cầu thủ chuyển giới nổi tiếng. Anh từng có 7 năm khoác áo ĐT đảo Samoa trước khi phẫu thuật chuyển giới vào năm 2014. Ngay khi chuyển sang chơi cho đội nữ, Saelua đã vấp phải vô số lời bàn tán không hay ho.

Chủ tịch FIFA khi đó là Sepp Blatter đã phải gửi bức thư động viên Saelua vững tâm thi đấu.

Bình Luận