Sau nhiều năm dài cố gắng, đất nước Kosovo nhỏ bé đã hiện thực hóa ước mơ bây lâu nay, được là thành viên chính thức của FIFA, gia nhập đại gia đình bóng đá thế giới với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm 2016, dấu son lịch sử của cả dân tộc, của nền bóng đá và người hâm mộ.
Được công nhận bởi FIFA không chỉ mang ý nghĩa về mặt giấy tờ mà nó còn mang biết bao những giá trị và động lực vào cuộc đấu tranh đòi quyền hợp pháp tại Liên hợp Quốc, cuộc chiến đã kéo dài 10 năm kể từ sau ngày đất nước vùng Balkan tuyên bố độc lập khỏi Serbia.
Trong khi đội tuyển Kosovo hoàn toàn được chào đón tại World Cup năm nay, thì những lá cờ lại không có may mắn như vậy. Các nước liên đoàn thành viên đều sẽ có cờ được treo tại các sân vận động trong dịp diễn ra World Cup, nhưng là cờ của Kosovo thì lại nằm đó, trong một quyển sổ liệt kê những thứ bị "cấm" tại giải đấu bóng đá lớn nhất hành tinh, nằm chung trang với hình ảnh của ISS, các nhóm khủng bố hay còn tồi tệ hơn nữa. Vậy tại sao lại có chuyện như vậy?
Kể từ cuộc chiến tranh giành độc lập những năm 1990, Kosovo đã xuất hiện sự xung đột chính trị và văn hóa với các nước làng giềng. Dù đã được công nhận chủ quyền bởi hầu hết các nước trong Liên hợp Quốc (UN) và Liên minh châu Âu (EU), những công nhận chính thức bằng văn bản thì hoàn toàn chưa được thông qua. Nga, chủ nhà của World Cup 2018, là một đồng minh của Serbia, đất nước đang có xung đột với Kosovo.
Và thế là trong cuộc họp kín tại Budapest hồi năm 2016, cả chủ tịch của hai Liên đoàn Serbia và Nga đều đưa ra những quan điểm chống lại nỗ lực của đất nước nhỏ bé, họ tuyên bố thắng thắn về việc không chấp nhận quyền thành viên của Kosovo. Tuy vậy, những lãnh đạo cấp cao của bóng đá thế giới đã ra quyết định cuối cùng, chấp nhận cho quốc gia hơn một triệu dân tham gia và là thành viên thứ 55 trong Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA).
Những hiềm khích chưa được giải quyết cùng với những quyết định đến từ cơ quan cấp cao, lá cờ mảnh đất vàng bên dưới 6 ngôi sao đã không được tung bay trên bầu trời nước Nga suốt những ngày diễn ra World Cup.
Dù Kosovo không xuất hiện tại ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh, người dân nước này vẫn thường xuyên cập nhật tình hình của giải đấu khi người con của quê hương, Xherdan Shaqiri vẫn đang chạy những bước chạy trên các thảm cỏ nước Nga bằng đôi giày có hình hai lá cờ Thụy Sĩ và Kosovo. Shaqiri sinh ra tại Kosovo, mang dòng máu lai giữa Albani và Kosovo, ba mẹ đưa anh đến Thụy Sĩ khi còn là một cậu bé và nhập quốc tịch tại đây.
Nhắc đến đây, ta có thể liên tưởng đến một số trường hợp tương tự như Đài Loan (không được công nhận chính thức và phải thi đấu dưới danh nghĩa của đội tuyển Trung Hoa Đài Bắc) và Catalan Estelada (Catalonia mới tách khỏi Tây Ban Nha năm 2017 và cờ của xứ này cũng không được xuất hiện tại World Cup 2018).
Những yếu tố chính trị, dù ít hay nhiều cũng đang len lõi vào các trận đấu và phần nào làm mất đi giá trị thực mà bóng đá mang lại, đó là sự kết nối giữa con người với con người. Xung đột chính trị và văn hóa, về chủng tộc, về hiềm khích quốc gia, tất cả những thứ trên đã, đang và sẽ còn ảnh hưởng nhiều đến thế giới bóng đá. Các quan chức cấp cao đưa ra những khẩu hiệu ở mỗi giải đấu và những biện pháp trừng phạt nhằm đẩy lui yếu tố kể trên ra ngoài trận đấu, nhưng có vẻ như thế là chưa đủ.
Bình Luận