1. Geoff Hurst (1966)
Geoff Hurst là hiện tượng của World Cup 1966. Cạnh tranh xuất đá tại tuyển Anh vô cùng khó, Hurst phải đấu tranh vị trí khốc liệt với Alf Ramsey và cuối cùng anh cũng đã có thể ra mắt tuyển Anh vào tháng 02/1966. Tưởng đâu lên tuyển chỉ dự bị nhưng khi Jimmy Greaves chấn thương thì Hurst đã được làm người đóng thế.
Không phụ lòng người hâm mộ, Hurst đã lập hat-trick và đưa tuyển Anh lên đỉnh thế giới khi đánh bại Tây Đức. Có thể nói Geoff Hurst trở thành biểu tượng của bóng đá Anh năm đó.
2. Jan Jongbloed (1974)
Jan Jongbloed ra mắt ĐTQG năm 1962 nhưng ông không phải là thủ thành số 1 của tuyển Hà Lan lúc bấy giờ. Nhưng tại kỳ World Cup năm 1974 ông đã tỏa sáng và cùng tuyển Hà Lan tạo nên làn sóng chiến thuật tổng lực đẹp mắt khiến người hâm mộ không bao giờ quên. Ngoài huyền thoại Johan Cruyff lĩnh xướng hàng công thì Jongbloed mang lại niềm tin trong khung gỗ.
3. Antonio Cabrini (1978)
Để chuẩn bị cho World Cup 1978, một hậu vệ chưa có tên tuổi như Antonio Cabrini rất khó được vào tuyển chứ đừng nói đến là lấy được trái tim của CĐV. Trước World Cup 1978, cựu hậu vệ của Juventus chưa bao giờ được gọi vào Azzurri.
Nhưng khi được thi đấu với Pháp tại trận mở màn, Cabrini chính là người ghi bàn giúp Italia có chiến thắng 2-1. Cabrini luôn thể hiện sự chắc chắn tại hàng thủ và anh nhận được giải thưởng cầu thủ trẻ xuất sắc nhất kỳ World Cup năm 1978.
4. Paolo Rossi (1982)
Paolo Rossi được gọi vào tuyển quốc gia năm 1977 nhưng đến World Cup năm 1982 ông mới thật sự tỏa sáng. Ban đầu gọi Rossi vào tuyển đã vấp phải rất nhiều tranh cãi. Ông từng bị cấm thi đấu 2 năm khi dính đến vụ cá cược bóng đá.
Nhưng khi được ra sân tại World Cup, ông đã lấy lại niềm tin của CĐV bằng cú hat-trick vào lưới Brazil, cú đúp trong trận bán kết với Ba Lan mà là người mở tỷ số trong trận chung kết giữa Tây Ban Nha và Italia. Năm đó ông đã giành giải Golden Boot.
5. Roger Milla (1990)
Tiền đạo Cameroon đến với World Cup năm 1990 chỉ dự bị và không được kỳ vọng cao. Nhưng ông đã chứng tỏ được giá trị của bản thân bằng cú đúp để đánh bại Romania. Sau đó, là hai bàn thắng nữa để tiễn Colombia về nước.
Chính ông cũng là người giành được một quả penalty trước tuyển Anh. Với màn trình diễn đầy ấn tượng của Milla đã khiến CĐV phục sát đất.
6. Salvatore Schillaci (1990)
Trước World Cup 1990, Salvatore Schillaci chưa bao giờ được gọi vào tuyển quốc gia. Ông được đánh giá là tiền đạo sắc bén nhưng lại thiếu kỹ thuật nên không được tin tưởng. Nhưng chính Schillaci đã ghi bàn tại trận mở màn với Áo. Chưa dừng lại ở đó, ông tiếp tục sánh vai cùng Roberto Baggio và liên tục nổ súng trong các trận đấu tiếp theo.
7. Thierry Henry (1998)
Nicolas Anelka và Henry là hai cái tên chiến đấu để giành vị trí trong tuyển Pháp năm 1998. Henry được gọi vào đội tuyển nhưng anh vẫn chưa để lại ấn tượng gì khi tịt ngòi liên tiếp 3 trận đấu đầu tiên. Nhưng cầu thủ 20 tuổi khi ấy đã lột xác khi World Cup thật sự bắt đầu.
Anh ghi bàn ngay trận mở màn với Nam Phi và để lại ấn tượng khi lập cú đúp vào lưới của Ả Rập Saudi. Từ World Cup 1998 trở đi, cái tên Thierry Henry trở thành ngôi sao số 1.
8. Franck Ribery (2006)
Franck Ribery cũng không được kỳ vọng nhiều khi được gọi lên tuyển Pháp năm 2006. Nhưng anh đã thể hiện được sự dẻo dai và linh hoạt của mình để thuyết phục CĐV. Từ World Cup 2006, dù Pháp không vô địch nhưng cái ten Ribery được nhắc đến như một "đôi chân ma thuật."
9. Thomas Muller (2010)
Tại World Cup 2010, cái tên Thomas Muller vẫn là một tài năng trẻ. Nhưng anh nhanh chóng lấy tình cảm của người hâm mộ bằng 5 bàn thắng tại World Cup năm ấy. Sau đó dĩ nhiên Muller trở thành cái tên không thể thiếu trong đội hình tuyển Đức.
10. Kevin-Prince Boateng (2010)
Kevin-Prince Boateng đá cho tuyển trẻ của Đức nhưng đến năm 2010 anh chuyển sang thi đấu cho tuyển Ghana. Từ đấy, anh đã thể hiện được bản lĩnh của một trung phong trong tập thể mới.
Bình Luận