Ngày 29 tháng 9 năm ngoái, Liên đoàn bóng đá Thế giới (FIFA) đã công bố 12 sân vận động, nằm tại 11 thành phố sẽ tổ chức các trận đấu trong khuôn khổ Vòng chung kết World Cup 2018 diễn ra tại Nga. Theo bản danh sách được thông qua, có 11 thành phố của Nga sẽ tổ chức các trận đấu gồm: Moscow, St Petersburg, Kaliningrad, Nizhny Novgorod, Kazan, Samara, Saransk, Volgograd, Rostov-on-Don, Sochi và Ekaterinburg.
Trong số 11 địa điểm đã được chọn, Moscow là thành phố duy nhất có 2 sân vận động Luzhniki (sức chứa 90.000 chỗ ngồi) và một sân khác nhỏ hơn (sức chứa 45.000 chỗ ngồi) cùng của CLB Spartak Moscow, sẽ tổ chức các trận đấu. Còn lại các địa địa khác chỉ có duy nhất một nơi đăng cai.
Tuy nhiên, Nga vốn là đất nước có diện tích lớn nhất thế giới, biên giới của nước này đã lan từ châu Á sang châu Âu, chúng được phân biệt bằng dãy núi Ural trải dài 2.500 km từ thảo nguyên Kazak, chạy dọc theo biên giới phía bắc của Kazakhstan đến vùng bờ biển Bắc Băng Dương.
Chính vì thế, sân vận động Central Stadium thuộc thành phố Yekaterinburg là địa điểm duy nhất nằm ở lục địa Á. Còn lại 11 sân đấu khác thuộc 10 thành phố còn lại đều nằm ở phần còn lại của nước này. Việc Nga tổ chức trên những địa điểm thú vị như vậy là một trường hợp đặc biệt. Trong lịch sử các nước đã từng đăng cai giải đấu này, chưa có quốc gia nào tổ chức các địa điểm thi đấu ở hai Châu Lục, ngoài Nga.
World Cup 2002 được tổ chức ở Nhật Bản và Hàn Quốc dù đã có những địa điểm thuộc hai nước khác nhau, nhưng chung quy chúng vẫn chỉ nằm trong địa phận của Châu Á.
Trên thế giới có một vài nước cũng sở hữu cho mình dải đất trải đều ở hai châu Lục như Ai Cập (Đông Bắc châu Phi và Tây Nam châu Á), Thổ Nhĩ Kỳ (Đông Nam châu Âu và Tây Á), Kazkhstan (Đông Âu và Trung Á). Duy nhất đất nước Panama lại có địa hình thú vị khi nằm ở châu Mỹ, nhưng họ lại sở hữu dải đất phận định ranh giới giữa Bắc và Nam Mỹ.
Bình Luận