Có thể nói thẳng, đó là một điều phi lý về mặt tâm thần, bởi không HLV nào có khả năng bị đòi sa thải chỉ vì 4 trận thua đó, trong khi ông ta đã xây dựng một lịch sử hào hùng cho cả một CLB chỉ trong 8 năm. Đến bây giờ, Man City quỳ rạp cả người, lạy van Guardiola ở lại thêm 4 năm nữa mà còn chưa được.
Bởi sao? Tiền của người UAE phải gặp tài cầm quân của Guardiola mới tạo nên nghiệp lớn cho một CLB vốn trắng về danh hiệu. Chức vô địch Premier League của Roberto Mancini hay Pallegrini cũng chỉ là ăn may hay có một cách vô tình mà thôi.
Chỉ khi Guardiola về Man City, ông mới biến đội bóng này thành thế lực thống trị tuyệt đối ở Premier League trong suốt 8 năm qua. Những thành tựu của Guardiola tại Man City là vô cùng to lớn lớn: vô địch Champions League và 4 lần vô địch Premier League liên tiếp.
Thế nên, Man City cầu Guardiola gia hạn hợp đồng còn chẳng được, trong khi hợp đồng hiện tại sẽ hết hạn vào tháng 6/2025. Huống hồ lại nảy sinh những thông tin như nên sa thải Guardiola hay thời của Guardiola tại Man City đã hết. Thế nên, ở tình huống này chúng ta phải hiểu cho đúng: chỉ Pep Guardiola có thể sa thải chính mình, chứ không phải do CLB hay nhu cầu của CĐV.
Hãy nhìn lại lịch sử để thấy rõ điều đó. Ngay khi Lưu Bang bái Hàn Tín làm đại tướng, quản lý toàn bộ quân đội Hán trong cuộc chiến tranh với Sở, Hàn Tín còn chưa phải nhân vật kiệt xuất gì cả, mới chỉ là một chấp kích lang - tức là tay cầm kích trước bản bộ của Sở vương Hạng Vũ- và đầu quân cho Hán do không được trọng dụng.
Và khi Hàn Tín làm đại tướng rồi, ông vẫn đánh trận nào thua trận đó, khiến sĩ khí của Hán quân vô cùng hoang mang. Theo lý thông thường, một nhân vật như thế chắc chắn sẽ bị sa thải “trong một nốt nhạc” theo yêu cầu của dư luận và NHM Hán.
Thế nhưng, thua cả trăm trận, song chỉ cần thắng 1-2 trận, đặc biệt là trận Cai Hạ, là đủ cho Hàn Tín lật ngược thế cờ, Hạng Vũ phải tự vẫn và cuộc chiến Hán Sở an bài, thiên hạ từ đây thuộc về Lưu Bang. Đến khi thống nhất Trung Hoa, trở thành thiên tử 9 châu, Lưu Bang cũng chẳng thể sa thải Hàn Tín, chỉ tìm cách khiến Tề vương tự làm hại mình, tự làm mất ghế của mình.
Hoặc một câu chuyện khác ở thời Tam Quốc, khi quân sư thừa tướng Khổng Minh lục xuất Kỳ Sơn đánh Nguỵ và đều thất bại. Thế nhưng không ai dám sa thải Khổng Minh, huỷ bỏ kế hoạch đánh Nguỵ nhằm phục hưng Hán thất bởi đó là sách lược đúng đắn mà chuyện thành bại chẳng qua hên xui, vận Hán đã tuyệt.
Và rồi, cũng chỉ có Khổng Minh tự trừng phạt mình sau mỗi lần thất bại, chứ chẳng phải do Thục vương ra quyết định. Thế nên, xin nói một câu đạo lý như sau: Chuyện của Pep Guardiola tại Man City cũng như Hàn Tín và Khổng Minh vậy, ai dám đuổi?
Bình Luận