Mike Ashley và 14 năm cùng tình yêu với Newcastle

Không ai yêu bóng đá tới mức đem cả gia sản ra điều hành một CLB như Mike Ashley, nhưng những gì ông nhận lại chỉ là nỗi ghét bỏ.
Mike Ashley và 14 năm cùng tình yêu với Newcastle

Năm 2007, Newcastle chìm trong cơn khủng hoảng dây chuyền. Đội bóng xuống hạng, nhưng đó chưa phải dấu chấm hết cho chuỗi bi kịch. Newcastle đứng trước nguy cơ phá sản với những khoản nợ lớn, và không có một đơn vị nào sẵn sàng đứng ra gồng gánh cùng đội bóng. Giữa bộn bề khó khăn đó của Chích chòe, Mike Ashley đã chi ra 140 triệu bảng Anh để mua lại CLB. Số tiền đó tương đương 10% tài sản của ông.

Từ việc chi tiền giúp Newcastle thoát khỏi khủng hoảng tài chính, Ashley cũng tìm mọi cách để quảng bá hình ảnh CLB và tình yêu bóng đá của mình. Hồi 2009, ông đã chi đến 3 triệu bảng Anh để mình được xuất hiện trong một bộ phim điện ảnh với cảnh mặc áo thi đấu của Newcastle. Ashley có thể không sở hữu quá nhiều tiền, nhưng vô cùng chịu chi nhằm nâng tầm CLB. Đáng tiếc là nỗ lực đó sớm bị giội một gáo nước lạnh.

Năm 2009, Newcastle lại trải qua nỗi đau xuống hạng. Đau đớn hơn là họ gục ngã ở vòng đấu cuối cùng trước Aston Villa, và thái độ của người hâm mộ với Ashley khiến ông thay đổi hoàn toàn góc nhìn về bóng đá. Vị tỷ phú cùng gia đình bị chính CĐV Newcastle miệt thị một cách thậm tệ, và đó cũng là thời điểm ông quyết định thay đổi mô hình làm bóng đá tại đội bóng này.

Từ chỗ thường xuyên tổ chức tiệc, đón khách VIP tại sân St. James’ Park, Ashley cắt toàn bộ những khoản chi ông cho là không cần thiết. Nhân viên CLB nổi điên khi biết tin chính sách tặng vé vào sân cho họ và người thân bị gạt phắt đi chỉ trong 1 đêm. Các cựu danh thủ của Newcastle cũng không được chào đón đến sân vận động nữa. Họ không có vé VIP, mà phải tự bỏ tiền vào xem như một CĐV bình thường.

Bên đường piste, HLV Kevin Keegan cũng tá hỏa khi biết Ashley trọng dụng mô hình chuyển nhượng cầu thủ “kiểu mới” của Giám đốc điều hành Dennis Wise. Thay vì mua những cầu thủ tốt, đã khẳng định tên tuổi ở Anh, Newcastle giờ đây trở thành điểm đến của “hàng dạt” từ khắp quốc gia thuộc châu Âu và Nam Mỹ. Đội bóng làm vậy để tiết kiệm chi phí nhưng Keegane không đồng ý. Ông sớm nói lời từ chức.

Sự ra đi của Keegan, cùng thái độ hờ hững của người hâm mộ Newcastle với CLB là mảng màu chính trong 14 năm cầm đội của Mike Ashley. “Cút đi Ashley”, “Chống lại Ashley” là khẩu hiệu thường xuyên được nhìn thấy ở sân St. James’ Park nhiều năm qua. Ngán ngẩm vì tình yêu của mình không được đền đáp, cuối cùng vị tỷ phú Anh cũng chịu bán lại đội bóng. Câu chuyện của ông là bài học đau đớn cho bất cứ ai muốn bỏ tiền làm bóng đá. Họ nên suy nghĩ về những mặt trái, trước khi mường tượng ra viễn cảnh tích cực.

    Bình Luận