Mourinho quá “già đời" trước Liverpool

Chỉ mất hơn chục phút để thấy đề tài về sự hiện diện của Marcus Rashford xuất hiện tràn lan trên mạng. Anh đã tỏ rõ giá trị?
Mourinho quá “già đời" trước Liverpool
Anh đã làm giới hâm mộ M.U nuối tiếc, vì một tài năng như thế mà không hiểu sao cứ phải ngồi ngoài? Hoặc chính anh vừa đặt ra một câu hỏi đanh thép cho HLV Jose Mourinho, cũng với đề tài ấy?

Nên hỏi ngược lại: vì sao Mourinho bỗng đưa vào đội hình chính một cầu thủ mà ông chỉ sử dụng chưa tới 100 phút ở Premier League suốt từ đầu năm 2018 cho đến trước trận đấu này. Dĩ nhiên, dùng hay không dùng Rashford, hoặc dùng lúc nào, với vai trò nào, thì đấy trước tiên là việc của Mourinho.

Kết quả luận anh hùng: , trong một trận đấu tối quan trọng như thế này. Rashford chỉ mất 24 phút để trở thành cầu thủ M.U đầu tiên trong hơn 20 năm ghi được 2 bàn chỉ trong hiệp đầu của một trận đấu với Liverpool ở Premier League.

Thật ra, Romelu Lukaku nói riêng hoặc lối chơi của M.U nói chung đã để lại dấu ấn nhiều hơn, trong các pha ghi bàn của Rashford. Bóng dài, bổng. Và Lukaku hoàn toàn làm chủ tình thế trong những tình huống như vậy. Anh trực tiếp kiến tạo cơ hội cho Rashford trong bàn đầu tiên.


Còn ở bàn sau, đấy là tình huống nối tiếp từ pha kiến tạo của Lukaku cho Juan Mata. Chỉ với bấy nhiêu, M.U đã tạo cách biệt an toàn 2-0 ngay từ giữa hiệp 1. Giới thống kê nhanh chóng đưa ra số liệu: chưa bao giờ M.U dẫn điểm trên sân nhà trong hiệp 1 mà lại thua ngược ở (chính xác là từ năm 1984, tức gần chục năm trước khi Premier League ra đời).

Còn có cơ hội cho thầy trò Juergen Klopp trước một thống kê như vậy? Thật ra, trận đấu coi như ngã ngũ từ giữa hiệp 1 không phải vì số liệu thống kê vừa nêu, mà vì thành công của Mourinho đã trở nên quá rõ ràng ở thời điểm ấy. Không chỉ là quyết định dùng Rashford, hoặc Scott McTominay trong một đội hình không có Paul Pogba.

Mourinho còn lộ rõ chủ trương nhường hẳn trận địa cho Liverpool. Khoảng chục phút đầu, M.U giữ bóng... 12%. Và đến hết trận, cũng chẳng bao giờ tỷ lệ giữ bóng của M.U vượt quá con số 35%. Cứ như họ không phải là đội chủ nhà.

Vấn đề là ở chỗ, Liverpool có bóng... chẳng để làm gì. Không có màn “trình diễn” nào, dù “sân khấu” Old Trafford đã được nhường hẳn cho họ. Mohamed Salah, Sadio Mane gần như không hề tồn tại, ít nhất là cho đến sau khi M.U đã có 2 bàn.


Cứ như chính các cầu thủ Liverpool không biết phải làm gì khi họ có bóng quá nhiều nhưng đối phương lại không để lộ ra chút khoảng trống nào. Thậm chí, có bóng và tấn công một cách vô định lại càng là điều tai hại. Bàn thua đầu tiên của Liverpool đến ngay sau khi họ được hưởng quả phạt góc đầu tiên (và quả đá phạt được thực hiện một cách không thể tồi tệ hơn).

Bàn thua thứ hai diễn ra ngay sau pha dứt điểm đầu tiên của Liverpool. Juergen Klopp thua về chiến thuật. Hoặc nói cách khác, ông hoàn toàn bế tắc trước cách chơi quá đơn giản nhưng cũng quá “ác” của Mourinho. Đừng nói câu quen thuộc, rằng M.U “đỗ xe bus” nhé!

Eric Bailly rủi ro tự đốt lưới nhà, . Nhưng, đấy không bao giờ là màn rượt đuổi kịch tính, thường thấy trong môn bóng đá. Nó cũng giống như chuyện Man City “chỉ” thắng Chelsea 1-0 ở vòng đấu trước.

Khoảng cách chỉ là 1 bàn, nhưng lại mênh mông đến mức không thể san bằng. Đội thua bó tay hoàn toàn trong khi đội thắng cũng chẳng có nhu cầu nới rộng cách biệt. Cứ như “thế thời phải thế”, không khác được! Mourinho viết gì mà cứ hí hoáy, loay hoay với cuốn sổ, ngay từ đầu trận? Hay ông đã chuẩn bị một bài thuyết giảng ngay từ những phút đầu ấy?

M.U 2-1 Liverpool
    Bình Luận