Người Anh có thể học gì từ bóng đá Đức và Tây Ban Nha?

Trong khi Ngoại hạng Anh được xem là giải đấu hấp dẫn nhất thế giới, thì nền bóng đá nước này là lại không có được thành công rực rỡ như bóng đá Đức hay Tây Ban Nha. Qua thực trạng trên, người Anh có thể rút ra được bài học gì?
Người Anh có thể học gì từ bóng đá Đức và Tây Ban Nha?

Vấn đề

Rất dễ để nhận ra vấn đề mà bóng đá Anh đang phải đối mặt là áp lực thành tích quá lớn khiến các cầu thủ trẻ thuộc diện "cây nhà lá vườn" hầu như không có cơ hội ra sân để tích lũy kinh nghiệm. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn, chính HLV Pep Guardiola của Man City từng khẳng định, cầu thủ ở các học viện đào tạo trẻ chưa đủ khả năng chống chọi với sức ép khủng khiếp của .

Hiện tại, các đội vẫn chỉ có giải pháp là để cầu thủ của mình chơi cho các CLB ở đẳng cấp thấp hơn theo dạng cho mượn. Chính vì thực tế này, dù có được ra sân thường xuyên thì cầu thủ cũng khó tích lũy đủ kinh nghiệm do ít được cọ xát trong môi trường bóng đá đỉnh cao.

Câu chuyện thành công của người Đức: Đầu tư vào thế hệ trẻ

ĐT Đức từng xếp bét bảng ở EURO 2000. 4 năm sau, họ tiếp tục không vượt qua nổi vòng bảng EURO 2004 khi chỉ xếp ở vị trí áp chót. Mặc dù ĐT Đức vào đến chung kết World Cup 2002, thất bại ở 2 kỳ EURO nói trên vẫn là nỗi hổ thẹn khó gột rửa. Để cải thiện tình hình, những người làm bóng đá Đức đã quyết định họp bàn và đi đến kết luận: cầu phải đầu tư cho thế hệ trẻ.

Kết quả là từ năm 2004 trở đi, hầu hết nguồn tiền mà các CLB ở Bundesliga nhận được đều dùng cho việc bồi dưỡng lứa măng non. Đúng như những gì mà Lars Ricken (cựu thần đồng của Dortmund) từng chia sẻ, "ở Đức người ta không mua mà tạo ra những ngôi sao". 


Chỉ 2 năm sau khi kế hoạch mang tính bước ngoặt được khởi động, ĐT Đức đã lọt vào tới bán kết World Cup 2006 nhờ những nhân tố trẻ Lukas Podolski hay Philipp Lahm thi đấu rất nổi bật. 8 năm sau, ĐT Đức đã vô địch thế giới lần thứ 4 trên đất Brazil, với đội hình là sự kết hợp hoàn hảo giữa những gương mặt trẻ và những đàn anh giàu kinh nghiệm. 

Thành công của người Đức đến từ việc họ cho các cầu thủ trẻ có nhiều thời gian, cơ hội cọ xát để ngày một trưởng thành. Chính những nỗ lực và sự kiên nhẫn của LĐBĐ Đức đã giúp nền bóng đá nước nhà liên tục được hái những lứa quả ngọt như hiện nay.

Câu chuyện thành công của người Tây Ban Nha: Chăm chút thế hệ trẻ và đội B

Trong vòng 1 thập kỷ qua, ĐT Tây Ban Nha đã 2 lần vô địch châu Âu (2008, 2012) và 1 lần giành cúp vàng thế giới (2010). Đây là kỳ tích mà trừ họ ra chưa đội bóng nào có thể làm được. Trong đội hình của họ ngoài những ngôi sao giàu kinh nghiệm như Xavi và David Villa còn có những nhân tố trẻ đầy triển vọng như Andres Iniesta hay Sergio Ramos. 

Sở dĩ ĐT Tây Ban Nha có chỗ cho những Iniesta hay Ramos là vì hầu hết các đội ở đều sở hữu "đội B". Đây là bệ phóng cho những ngôi sao tiềm năng bước ra sân khấu lớn sau này. Đơn cử như trường hợp tài năng trẻ Juan Mata đã đá cho Real Madrid B trước khi trở thành phát hiện lớn ở Valencia.


Nhờ có các đội B, các cầu thủ trẻ luôn có nhiều đất diễn, từ đó tạo ra nguồn cung rất dồi dào cho ĐT Tây Ban Nha. Khi thành công của các đội B ở Tây Ban Nha đã được thể hiện rất rõ trên sân, đây tất nhiên là điều đáng để người Anh học tập.

Giải pháp

Cựu chủ tịch LĐBĐ Anh Greg Dykes từng có lần đề cập đến khả năng Premier League xây dựng các đội B. Tuy nhiên, dự án này hầu như không được ai đả động đến. Bây giờ nếu muốn phát triển nền bóng đá nước nhà, các CLB Anh cần mua ngoại binh ít đi và đầu tư nhiều hơn vào học viện đào tạo trẻ. Nếu làm được như vậy thì các cầu thủ măng non ở xứ sở sương mù mới có thêm nhiều cơ hội phát triển.

Trong giai đoạn ngắn, giải Ngoại hạng Anh có thể học theo cách làm của các CLB ở Bundesliga. Nếu tính dài hơi hơn, giải pháp xây dựng đội B như ở La Liga hứa hẹn sẽ là phương án lý tưởng.
    Bình Luận