Ở Culiacan, Pep không chỉ được tiếp nhận mỗi phương pháp của Lillo. Khi đến vùng Aztec [Mexico], anh còn được gặp một HLV Argentina là Ricardo La Volpe, lúc đó ông đang là HLV trưởng tuyển Mexico. Với cương vị này, Volpe đã cùng triết lý của mình ảnh hưởng lên cả giải đấu, sinh ra trường phái Lavolpista nổi tiếng giữa rất nhiều HLV Mexico khác, ví dụ: Daniel Guzmán đã hướng dẫn đội Atlas of Guadalajara, Rubén Omar Romano tại Cruz Azul, José Guadalupe tại Club León và Miguel Herrera ở Monterrey. Ngay cả khi nếu Pep không được gặp Lavolpe ở Mexico đi chăng nữa, thì anh vẫn cố gắng để tiếp cận gần hơn với lối chơi của ông. Ông rất quan tâm đến việc xây dựng đội hình từ hàng phòng ngự. Tháng 6/2006, Pep viết bài này trên tờ El Pais:
“Ricardo La Volpe, HLV người Argentina của tuyển Mexico, luôn ưu tiên việc phòng thủ làm nền tảng để xây dựng mỗi trận đấu, nhưng không nhất thiết từ lúc lâm trận. Theo La Volpe, bắt đầu trận đấu cần đi bóng và phối hợp để vượt qua hàng phòng ngự chưa kịp ứng phó của đối phương, sau đó có thể nghĩ đến chơi bóng dài trong phần lớn thời gian. Tuy vậy, Volpe yêu cầu toàn đội làm điều quan trọng hơn, ông muốn họ kiểm soát quả bóng. Ông từng nói: ‘Sẽ vô nghĩa nếu chỉ 1 hay 2 cầu thủ thay vì cả đội đoàn kết phối hợp.”
Tuyển Mexico với triết lý “xây dựng từ hàng thủ” của Lavolpian thực sự để lại dấu ấn ở World Cup 2006. Quả bóng từ chân một trong ba cầu thủ phòng ngự được di chuyển rộng ra 2 cánh. Các trung vệ ngay lập tức tách nhau và một trong số họ trám vào vị trí của tiền vệ trụ. Trong sự phối hợp này, 3 nhân tố chính của La Volpe là: Ricardo Osorio, Carlos Salcido và Rafael Marquez.
Thật tuyệt diệu! Mặc dù Guardiola rất ngưỡng mộ, nhưng anh và Rafa Marquez lại không áp dụng chiến thuật này ở Barcelona. Cầu thủ chủ chốt trong hệ thống ‘Lavolpian’ là tiền vệ phòng ngự. Nếu Marquez từng chơi tốt trong đội hình của La Volpe, thì Pep lại dùng anh như một trung vệ thuần túy mà không tiếp tục để anh chơi như trước.
Mùa giải thứ hai của Pep ở Barca trên cương vị HLV đội I, bởi Marquez đã dính chấn thương mùa trước và chưa lấy kịp phong độ, Yaya Toure được chọn thay thế cho thử nghiệm chiến thuật. Cầu thủ Bờ Biển Ngà gặp rắc rối khi thay đổi vị trí nên khó khăn trong liên lạc với Xavi. Guardiola nhớ lại những điều học được ở Mexico, đưa Toure vào giữa hai trung vệ để anh có không gian triển khai bóng. Thời gian sau, Busquets cho thấy mình ở đẳng cấp thế giới khi phối hợp ăn ý với Xavi. Bởi bản đối chiếu của Lavolpian ở Barca không mang lại kết quả mong đợi, Guardiola từ bỏ kế hoạch này.
Những kinh nghiệm mà Pep học ở Dorados de Sinaloa tuy không đạt kết quả tốt. Nhưng điều đáng mừng là đội bóng Mexico kết thúc mùa giải thần kỳ ở vị trí cách xa nhóm xuống hạng. Pep quay về Tây Ban Nha sau khóa huấn luyện xa nhà. Với tấm bằng HLV trên tay, Barcelona đã gọi anh trở lại. Thử thách thực sự đầu tiên của Josep ‘Pep’ Guardiola là FC Barcelona B.
Phần còn lại là lịch sử!
Bình Luận