Trong lịch sử các kỳ chuyển nhượng của mình, các "bom tấn" đến với Chelsea dù đắt giá bao nhiêu vẫn không có quá nhiều tần suất xuất hiện trên các phương tiện truyền thông tại Anh, nhất là khi so với các đại gia khác như Manchester United hay Manchester City. Tuy nhiên, theo chiều ngược lại, The Blues chia tay rất nhiều cầu thủ chủ chốt và đổi lại họ cũng thu về một con số kha khá để có thể tái đầu tư vào các thương vụ trong tương lai.

Chelsea bắt đầu kỷ nguyên mới cùng Frank Lampard.
Và bộ não đứng đằng sau cỗ máy chuyển nhượng của đội bóng thành London trong nhiều năm nay, không ai khác là bà Marina Granovskaia. Vì là phụ nữ nhưng lại nhận chức vụ quá cao như Giám đốc điều hành, không quá khó hiểu khi người phụ nữ Nga luôn nhận lại ánh mắt dè bỉu từ phần lớn các CĐV. Song thay vì đáp trả bằng lời nói suông, nữ giám đốc luôn đối lại bằng khả năng "ngoại giao" bẩm sinh của mình, đem về cho The Blues những khoản tiền kếch xù nhờ việc bán cầu thủ, thậm chí một vài trong số đó còn chưa thể chạm đến mức giá do bà đưa ra.

Người phụ nữ quyền lực của giới bóng đá, bà Marina Granovskaia.
Với những "thành tích giao thương" liên tiếp, dưới đây là danh sách sáu bản hợp đồng ấn tượng nhất của Chelsea trên phương diện con số (tính theo mệnh giá Euro).
Alvaro Morata (Atletico Madrid) 58 triệu Euro
Mùa hè năm 2017, Alvaro Morata trở thành tâm điểm của sự chú ý từ truyền thông Anh khi tiền đạo người Tây Ban Nha ban đầu được đồn đoán sẽ cập bến sân Old Trafford, nhưng vào thời điểm công bố, cái tên được in lên chiếc áo số 9 của Quỷ Đỏ lại khiến bao người bàng hoàng là Romelu Lukaku. Hóa ra, việc loan tin mua Morata chỉ là tuyệt chiêu "đánh lạc hướng dư luận" của ban lãnh đạo Man United để tránh các đối thủ khác cũng nhòm ngó tiền đạo người Bỉ.

Lukaku khi vừa cập bến Old Trafford.
Uất ức vì nhận phải "cú lừa", Morata đáp trả lại bằng việc gia nhập đội chủ sân Stamford Bridge với mức phí 60 triệu Euro và biến thời gian đầu tại Ngoại Hạng Anh mùa giải 2017-2018 chỉ là cuộc đua so sánh trên mặt báo giữa số 9, thậm chí vào thời điểm đó câu hỏi "Lukaku và Morata, ai tốt hơn?" được xem như "lá bùa" để các mặt báo câu kéo người đọc. Nhưng vào thời điểm hiện tại nếu câu đó còn được xuất hiện, chắc chắn nó vẫn sẽ không có câu trả lời vì cả hai đều thi đấu dưới sức, nhưng nếu tính trên phương diện thời gian thi đấu trong màu áo mới, chắc chắn số 9 của Man United sẽ nhỉnh hơn rất nhiều.

Sự so sánh cho đến nay vẫn chưa có lời giải.
Nếu Lukaku có một năm đầu khá thành công (chỉ là khá thôi) thì theo chiều ngược lại, đối thủ bất đắc dĩ của anh lại chẳng khác nào "bóng ma" tại Stamford Bridge và khiến rất nhiều CĐV The Blues nhớ lại nỗi ám ảnh trước đó mang tên Fernando Torres, người có quá nhiều điểm chung với Morata từ quốc tịch, số áo cho đến bộ mặt thể hiện trong màu áo xanh. Antonio Conte sau chức vô địch nước Anh ngay trong năm đầu dẫn dắt đã phải mất việc do không thể tìm được một tiền đạo khi Morata luôn mất tích trên sân, người lên thay ông là Maurizio Sarri, một HLV đến từ "quốc gia hình chiếc ủng" tiếp theo.
Song, bất chấp đã được chỉ đạo bởi thầy mới và đặt trong một chiến thuật khác, cựu tiền đạo Real vẫn không thể tìm lại mình và mất luôn suất đá chính vào tay Olivier Giroud. Không thể chịu được phong độ quá nghèo nàn của bản hợp đồng chục triệu, ban lãnh đạo Chelsea đã quyết định để anh ra đi theo bản hợp đồng cho mượn trở lại Madrid, nhưng lần này là trong màu áo của Atletico Madrid.

Morata quyết định trở lại Tây Ban Nha sau chuyến sang Anh thất bại toàn tập.
Trở về quê hương, Morata lột xác hoàn toàn khi ghi đến sáu bàn thắng sau 17 trận ra sân, con số khá thấp cho một tiền đạo nhưng nếu xem lại 24 bàn cho Chelsea sau 72 trận, tỷ lệ 0.35 bàn/ trận so với 0.33 đã là cách biệt khá cao. Sau tất cả, The Blues đã chấp nhận để anh ở lại Madrid theo một bản hợp đồng dài hạn trị giá 58 triệu Euro trong phiên chợ hè 2019 và họ hoàn toàn hài lòng với đề nghị đó.
Bình Luận