Chuyện Champions League: Mảnh đất lắm người nhiều ma

Có hai thế giới ở Champions League tồn tại suốt nhiều năm qua, điều chúng ta nên làm là để chúng xích lại gần nhau, chứ không phải càng ngày càng rời xa.

Cho dù vòng tứ kết UEFA Champions League chỉ mới khép lại lượt đi, nhưng người ta gần như đã đoán được 4 cái tên đi tiếp. Barca, Bayern quá mạnh so với Roma, Sevilla. Thậm chí cặp Real – Juve cũng trở nên quá chênh lệch. Man City tiếp tục cho thấy họ chưa đủ đẳng cấp ở giải đấu này.

Chuyện Champions League: Mảnh đất lắm người nhiều ma - Bóng Đá

Chênh lệch đẳng cấp quá lớn ở Champions League.

Trong lịch sử Champions League (kể từ khi được đổi tên) chứng kiến rất nhiều sự mất cân bằng như vậy. Luôn có một nhóm thế lực lớn và phần còn lại nhỏ hơn, yếu thế hơn, đồng nghĩa với việc không có cơ hội tiến sâu chứ đừng nói là vô địch.

Các CLB của Italia chiếm ưu thế trong thập niên 90, trong khi cuối thế kỷ trước là câu chuyện của những người Tây Ban Nha. Nhóm tứ đại gia của Ngoại hạng Anh thống trị khoảng những năm 2005 và sau đó đến lượt Barcelona lên ngôi năm 2009. Thời đại siêu CLB bắt đầu với việc Barca, Real Madrid và Bayern Munich gần như được đánh giá là ứng cử viên cao nhất cho danh hiệu vô địch, ngay khi giải đấu chưa bắt đầu. Bất chấp thành tích trước đó của họ có ra sao.

Jose Mourinho nói cuộc cạnh tranh ở Champions League chỉ bắt đầu từ vòng tứ kết, trước đó chỉ là những màn khởi động. Nhưng ngay cả màn tứ kết giải đấu bây giờ cũng đã quá chênh lệch.

Tất tần tật những kỷ lục tại tứ kết Champions League - Bóng Đá

Ngay cả màn tứ kết giải đấu bây giờ cũng đã quá chênh lệch.

Thoạt nhìn, không có nhiều lí do để lo lắng vì Champions League luôn là giải đấu danh giá nhất châu Âu, sự quan tâm của khán giả là rất lớn. Giải thưởng – liên quan mật thiết với tiền mà UEFA nhận được từ bản quyền truyền hình và tài trợ – vẫn tăng theo từng năm.

Từ lâu, Hiệp hội CLB châu Âu, một tổ chức đại diện cho những đội mạnh nhất châu lục tin rằng NHM luôn muốn xem những trận đấu giữa các đội bóng lớn. Họ đã gợi ý với UEFA nên giảm số lượng đội tham dự từ 32, xuống còn 24 để cắt bớt suất của các đội yếu thế.

UEFA bác bỏ điều này, nhưng lại điều chỉnh cơ cấu của giải đấu. Bắt đầu từ năm sau, Anh, Tây Ban Nha, Đức và Italia sẽ được đảm bảo 4 suất có mặt ở đấu trường cao nhất châu Âu.

Một thế giới đang dần khép lại và cơ hội của những đội bóng nhỏ cũng thu bé đi thấy rõ. Không ai biết điều gì sẽ xảy ra khi các đội bóng lớn của 5 giải vô địch hàng đầu châu Âu thống trị một giải đấu, mà vốn dĩ nó đại diện cho 53 quốc gia và hàng nghìn CLB. Ngay cả những kẻ giàu có như Chelsea, Man City hay Paris-Saint Germain vẫn còn cách các CLB giàu truyền thống như Bayern, Real, hay Barca một khoảng cách rất xa.

Có lẽ khi một thế giới bị bỏ lại hoàn toàn, sẽ không còn sự cạnh tranh, không còn hứng thú, tình yêu với đội bóng, với môn thể thao này của những NHM cũng sớm lụi tắt.

    Bình Luận