Đón đọc đặc san “30 năm Champions League”
Mùa giải 1992/93, Champions League ra đời từ dư chấn của một thảm hoạ bóng đá, để rồi lột xác trở thành một sân khấu vĩ đại, một đấu trường danh giá, một thương hiệu bóng đá thành công nhất trong lịch sử.
Nhân kỷ niệm 30 năm Champions League, Tạp chí Bóng đá gửi tới độc giả một ấn phẩm đặc biệt với nhiều bài viết đặc sắc, hấp dẫn và độc quyền.
Đây là trận chung kết lần thứ 29 trong lịch sử Cúp C1/Champions League. Với những ngôi sao lúc bấy giờ như Bruno Conti, Toninho Cerezo và Paulo Roberto Falcao trong đội hình, Roma được đánh giá cao hơn Liverpool trong trận chung kết sân chơi số 1 châu Âu năm 1984.
Tuy nhiên, tại chính sân Olimpico, The Kop của những Mark Lawrenson, Graeme Souness, Alan Hansen, Kenny Dalglish và Ian Rush - những người hầu hết xấp xỉ 30 hoặc ngoài 30, trừ Rush mới 23 tuổi, mới là đội giành chiến thắng. Khi trận đấu khép lại với tỷ số 1-1 sau hai hiệp phụ, thủ thành Bruce Grobbelaar chứ không phải những chân sút huyền thoại của Lữ đoàn đỏ như Rush hay Dalglish, trở thành người hùng của đại diện nước Anh.
Ông đã dùng chân cản phá được 2 quả đá luân lưu của Conti và Francesco Graziani, qua đó giúp The Kop lên ngôi vô địch. Cần nhấn mạnh rằng, trước đó, Grobbelaar chưa từng cản phá thành công quả phạt đền nào.
Đây là lần đăng quang ngôi vô địch thứ 4 trong lịch sử giải đấu số 1 châu Âu và nó luôn đặc biệt đối với những người đã góp phần mang chiếc cúp tai lớn về phòng truyền thống của đội chủ sân Anfield.
“Đó là đêm tuyệt diệu nhất trong sự nghiệp của tôi. Bruce trở thành người hùng của Livepool. Làm sao một thủ môn có thể cản phá 2 quả sút 11m khi trước đó anh ấy chưa từng thành công? Bạn đã quen với việc giành các danh hiệu ở Liverpool, nhưng cuối mùa giải, bạn là thành viên của đội bóng hay nhất châu Âu. Cảm giác đó mới thực sự khác biệt.
Nó cho chúng tôi cảm giác như là một phần của giới thượng lưu. Hơn nữa, đánh bại đội bóng được đánh giá mạnh hơn, ngay trước CĐV của họ trong trận chung kết cúp C1, là một thành tựu đáng kể”, Lawrenson chia sẻ trên Goal.com về trận chung kết 39 năm trước.
“Đối với tôi, đây là chiếc cúp bị bao phủ bởi những cái chết bi thảm. Tôi gọi đó là chiếc cúp tử thần”, Antonio Cabrini - hậu vệ cánh của Juventus lúc đó, đã viết trong cuốn tự truyện của mình.
Đã có tới 39 khán giả thiệt mạng, chủ yếu là các tifosi Italia, gồm 32 người Ý, 4 người Bỉ, 2 người Pháp và 1 người Bắc Ireland, cùng xấp xỉ 600 người bị thương, do một bức tường của sân Heysel (Brussels, Bỉ) sụp đổ trước trận chung kết ngày 29/5/1985. Một chiến thắng nhuốm màu buồn thảm, bi kịch nhất.
Bàn thắng duy nhất trên chấm phạt đền do huyền thoại Michel Platini ghi được trước Liverpool mang về chiến thắng cho Bà đầm già thành Turin. Các cầu thủ Juventus nâng cúp diễu quanh sân và trở về Italia nhưng có lẽ họ không hề biết thảm họa xảy ra lúc đó. Bởi các quan chức Juve đã cố tình giấu nhẹm.
Sau này, thậm chí lãnh đạo Juventus còn cố quên đi thảm họa, họ coi nhắc lại chuyện đó như một điều cấm kị, bỏ mặc các gia đình nạn nhân đi tìm công lý. Vì cố tình che đậy sự thật này, mà các CDVD đối địch của Juve thỉnh thoảng vẫn hô vang “Heysel” nhằm công kích, chế giễu Lão phu nhân.
Đây được xem là cú lội ngược dòng điên rồ nhất trong lịch sử các trận chung kết C1/Champions League và là một trong những trận đấu hay nhất mọi thời đại của làng túc cầu thế giới. Đặc biệt, Liverpool đã đăng quang lần thứ 5 ở sân chơi số 1 châu Âu sau khi diễn ra một kịch bản không tưởng nhất.
Milan tới sân Olympic Ataturk ở Istanbul với tư cách là ứng cử viên nặng ký cho chức vô địch khi họ chỉ đối đầu Liverpool - một đội đứng thứ 5 tại Premier League. Vị thế ấy càng được khẳng định sau 45 phút đầu tiên của trận chung kết.
Hiệp 1 hoàn toàn thuộc về Milan khi dẫn trước tới 3-0, với bàn thắng của Paolo Maldini ngay phút đầu tiên và cú đúp của Hernan Crespo (39’, 44’). Nhưng hiệp 2 "huyền bí" lại thuộc về đối thủ khi The Kop ghi 3 bàn chỉ trong 6 phút, nhờ công của Steven Gerrard (54’), Vladimir Smicer (56’) và Xabi Alonso (60’).
Gerrard đã có màn trình diễn xuất sắc và giành danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất trận. Tỷ số 3-3 sau hiệp phụ buộc hai đội phải bước vào loạt đá luân lưu. Đây cũng là sự kiện rất đáng nhớ của trận đấu. Bởi hai chuyên gia sút 11m đáng tin cậy của Milan là Serginho và Andrea Pirlo đều sút không thành công 2 quả đầu tiên.
Liverpool vươn lên dẫn 2-0 nhưng cú sút của John Arne Riise ở loạt sút thứ ba đã bị Dida cản phá. Trong khi Jon Dahl Tomasson sút thành công để mang lại hy vọng cho Rossoneri. Kaka và Smeicer đều hoàn thành nhiệm vụ. Song, tiền đạo được xem là xuất sắc nhất thế giới lúc đó là Andriy Shevchenko lại không thắng nổi Jerzy Dudek. Liverpool thắng 3-2 và giành chức vô địch Cúp C1 lần thứ 5 trong lịch sử.
“Ngay cả Brazil vô địch World Cup 1970 cũng khó có thể thực hiện một màn lội ngược dòng khi bị dẫn 0-3 như vậy. Liverpool đã chứng minh cho thế giới biết rằng, phép màu thực sự tồn tại”, cố huyền thoại Diego Maradona từng nói về trận đấu này.
Kaka, cầu thủ vĩ đại của Milan, từng thừa nhận rằng anh cùng các đồng đội bị ám ảnh bởi trận thua lịch sử tại Istanbul 2 năm trước. Dường như điều lo lắng của Kaka không hề thừa thãi.
Filipo Inzaghi giúp Milan vươn lên dẫn 2-0, nhưng căng thẳng, kịch tính được đẩy lên tột độ khi Dirk Kuyt đánh đầu ghi bàn rút ngắn tỷ số xuống 1-2 sau một quả phạt góc ở phút thứ 89.
“Thật khủng khiếp. Thật khủng khiếp. Thật khủng khiếp. Khi họ ghi bàn thì ký ức năm 2005 ập về. Ồ không, không thể đau thêm một lần nữa! Đó là một cuộc chiến của ý chí và sự kiên cường. Chúng tôi cảm thấy sợ hãi, ám ảnh vì những gì diễn ra tại Istanbul 2 năm trước.
Nhưng thật may mắn, chúng tôi đã cầm cự được đến cuối cùng và có thể ăn mừng khi tiếng còi mãn cuộc vang lên. Đã có lúc chúng tôi nghĩ về kịch bản một lần nữa lại bị Liverpool đánh bại. Tôi không thích gọi là sự trả thù hay một từ nào đại loại thế, song nó thật kỳ diệu ”, Kaka chia sẻ.
Kết thúc mùa 2006/07, Milan vô địch, còn Kaka giành ngôi Vua phá lưới Champions League với 10 bàn thắng.
Bình Luận