1. Chiều rộng con chữ phải... nhẹ!
Trên chiếc áo đấu, ngoài những họa tiết biểu trưng cho quốc gia, đội tuyển thì số áo và tên của cầu thủ phải là trung tâm. Nhưng không phải nhà thiết kế và xưởng in muốn làm kích cỡ sao cũng được. Đương nhiên là số và chữ phải rõ ràng và bắt mắt nhưng không được dày quá 5 milimet.
Độ dày này quyết định đến sức nặng của áo. Nếu số và chữ quá dày thì dĩ nhiên chiếc áo sẽ làm khó cầu thủ trong việc chạy và bứt tốc. Anh chàng sẽ chẳng muốn vác một chiếc áo nặng nề để thi đấu đâu.
2. Trang phục huấn luyện cũng phải có thương hiệu
Không chỉ có cầu thủ mà ngay cả ban huấn luyện cũng cần có trang phục đúng chuẩn. Điều đầu tiên bắt buộc là trang phục phải có thương hiệu của một nhãn hàng thời trang nào đó. Nếu có logo nhãn hàng mặt sau hì nó phải được canh giữa và không rộng quá 8 cm.
3. Hạn chế màu mè
Theo chuẩn của FIFA thì một bộ trang phục thi đấu World Cup không được vượt quá 4 màu sắc. Áo và quần phải có 1 tone màu chủ đạo và các sắc màu phụ để trang trí thì không được thuộc nhóm màu đối lập tương phản làm chói mắt. Màu sắc được dựa trên nguyên tắc thị giác của con người. Nếu mặc một trang phục chói mắt sẽ khiến các cầu thủ dễ mệt mỏi khi thi đấu.
4. Đồng nhất logo thương hiệu
Không như các môn thể thao khác, bóng đá là "đất lành" để các nhãn hàng đầu tư sinh lời. Nhưng không phải bất cứ thiết kế logo của nhãn hàng nào cũng có thể in trên áo cầu thủ. Các giải đấu khác thì sẽ có quy định thoáng hơn về logo những FIFA chỉ chấp nhận các biểu tượng đạt chuẩn về khoa học. Còn riêng Adidas, Umbro và Puma sẽ được FIFA duyệt qua mẫu logo.
5. Logo được căng chỉnh từ trên cao
Cũng như trang phục của HLV, các áo đấu của cầu thủ cũng được làm rất chỉn chu. Họ sẽ lấy tiêu chuẩn từ trên cao nhìn xuống để xét xem một chiếc áo có đủ tiêu chuẩn hay chưa. Ảnh chụp từ trên không đi xuống thì các logo nhãn hàng phải được canh giữa mép cổ sau gáy.
Nếu là Adidas thì các sọc dọc sẽ được chỉnh ngay ở giữa hông từ trên mí ráp dưới cánh tay đến mép cuối áo. Phần huy hiệu ở cánh tay áo cũng được đính ở giữa mép viền. Và tất cả logo không rộng quá 8 cm và dày không quá 5 mm.
6. Mũ của cầu thủ thế nào mới đạt chuẩn?
Câu hỏi đặt ra là thi dấu World Cup thì cầu thủ có được phép đội mũ bảo hộ hay không? Việc đội một chiếc nón bảo hiểm là hình ảnh quá quen thuộc với thủ thành Petr Cech vì anh không muốn bị chấn thương đầu lần nữa. Nhưng mũ thế nào mới đạt chuẩn?
Mũ bảo hộ có thể đội nhưng phải gắn logo và biểu tượng đó không thể vượt quá 25 cm². Đây là con số vẫn còn vấp phải khá nhiều tranh cãi vì nó không thật sự phù hợp. Nhưng suy cho cùng hiếm cầu thủ nào chọn đội mũ bảo hộ như Petr Cech.
Bình Luận