Ngay cả khi World Cup 2018 sắp khởi tranh trên đất Nga đi nữa thì CĐV nhà cũng chẳng mấy tin tưởng vào khả năng vượt qua vòng bảng của Gấu Nga chứ đừng nói là tiến xa hơn. Họ chắc chắn sẽ cố gắng giành chiến thắng trước Saudi Arabia trong ngày khai mạc.
Còn 2 đội còn lại thì Ai Cập có Mohamed Salah đang tỏa sáng rực rỡ còn tuyển Uruguay thì dường như quá mạnh so với Gấu Nga. Sau 7 năm trời chuẩn bị World Cup 2018, Nga có nhớ chăng những ngày tháng ấy?
1. Tình yêu chỉ còn trong dĩ vãng
Nhớ Euro 2008, một Gấu Nga có thể đánh bại Hà Lan với tỷ số đậm đà 3-1 và lọt vào đến bán kết. 10 năm trước đó, họ có những ngôi sao hàng đầu thế giới như Andrei Arshavin, Roman Pavlyuchenko, Konstantin Zyryanov và Pavel Pogrebnyak.
Sau đó, World Cup 2010 tuột khỏi tay tuyển Nga sau thất bại trước Slovenia tại vòng play-off. Tiếp đến là Euro 2012, một tình yêu bắt đầu rệu rã khi các ngôi sao hàng đầu của họ đều bước vào tuổi 30. Mọt Gấu Nga đã quá cũ về chuyên môn lại tiếp tục gây thất vọng và bị loại sau khi thua Hy Lạp và hòa Ba Lan. Mọi thứ như sụp đổ và niềm tin của người hâm mộ dần vơi đi.
2. Sự sụp đổ của Alan Dzagoev
Cái tên Alan Dzagoev cách đây 7 năm, anh là tài năng trẻ và được kỳ vọng sẽ thay thế Arshavin. Sự nghiệp của anh không chỉ bó hẹp trong CLB CSKA Mosckva mà ngay cả Real Madrid cũng muốn sở hữu anh. Nhưng chuyện gì đã xảy ra với Alan?
Khác với đàn anh Arshavin, luôn muốn được ra nước ngoài thi đấu bằng mọi giá để phát triển tài năng thì Alan ở lại quê nhà chỉ vì tiền lương. Bởi LĐBĐ Nga lúc bấy giờ hạn chế các cầu thủ nhập tịch và trân trọng tài năng quốc nội. Các cầu thủ người Nga được trả lương khổng lồ và Alan không chịu ra châu Âu để học hỏi. Vậy nên những tư duy quá cũ lại cứ tiếp tục vây kín tuyển Nga không lối thoát.
3. HLV từ sai đến sai
Fabio Capello từng được Gấu Nga mời về làm HLV với mức lương 10 triệu euro/năm. Nhưng không may cho tuyển Nga, người mà họ chọn đã quá già cỗi và không thể mang lại cho đội tuyển một sức sống mới. World Cup 2014 thật sự nhạt nhòa và chẳng có gì nổi bật.
Ông không trọng dụng Arshavin và cũng như không hiểu tâm lý của các cầu thủ khác. Chính vì thế bầu không khí của tuyển Nga luôn u ám và chán nản. Sau khi chiến lược gia người Italia từ chức, LĐBĐ Nga bổ nhiệm Leonid Slutsky thay thế. Nhưng ông cũng sớm mất việc sau thất bại tại Euro 2016.
4. Ngoại binh có hiệu quả?
Sau nhiều thất bại, tuyển Nga chấp nhận các cầu thủ nhập tịch để bổ sung thêm lực lượng và điều mới mẻ. Các phương án như Mario Figueira Fernandes chuyển từ tuyển Brazil sang Nga hay Roman Neustadter người Đức gốc Nga cũng đầu quân cho tuyển.
Nhưng đến nay những phương án này vẫn còn nằm trong nghi ngờ. Chỉ đến khi World Cup 2018 thực sự khởi tranh và CĐV xem tuyển Nga thể hiện thế nào thì mới biết ngoại binh có hiệu quả hay không.
Bình Luận