
Đại dịch Covid-19 đang khiến nền kinh tế thế giới điêu đứng, trong đó bóng đá cũng không phải là ngoại lệ. Tại Ngoại hạng Anh, ban tổ chức giải đấu đang khuyến nghị các ngôi sao sân cỏ nên giảm 30% lương trong thời hạn 12 tháng để chung tay cùng đội bóng vượt qua được cuộc khủng hoảng kinh tế. Đề nghị này nhằm giảm sức ép cho CLB, tránh rủi ro nếu các đội bóng phải vay ngân hàng và có nguy cơ phá sản.
Tuy nhiên, đề xuất này đã vấp phải rất nhiều tranh cãi thời gian qua. Rất nhiều các cuộc họp giữa BTC Ngoại hạng Anh, các đội bóng tham dự và hiệp hội cầu thủ nhà nghề được tổ chức nhưng chưa thể tìm được tiếng nói chung. Trong số các đội bóng tham dự, đến thời điểm hiện tại chỉ Southampton, West Ham và mới nhất là Aston Villa đạt được thỏa thuận giảm lương.
Ở các đội bóng lớn, nơi những ngôi sao nhận mức lương khổng lồ, việc giảm lương sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của họ. Chính điều đó khiến các cuộc đàm phán lâm vào bế tắc và nếu điều này không sớm được giải quyết, viễn cảnh các đội bóng với quỹ lương khổng lồ sẽ lâm vào khủng hoảng do không có nguồn thu bù vào những khoản chi.
Cựu HLV trưởng ĐT Anh, Eriksson đang rất quan ngại về tình hình này. Khi được hỏi liệu các cầu thủ có nên giảm lương không, ông nói: "Tất cả chúng ta đều phải trả một thứ gì đó, cuộc sống không như vậy, bằng cách này hay cách khác chúng ta đều là những kẻ thua cuộc".
"Ở Thụy Điển, tôi ủng hộ một đội bóng hạng 3, Torsby - họ không có nguồn tiền tài trợ nào. Câu lạc bộ đã phải sa thải những người làm việc cho họ. Vì vậy, cầu thủ phải chấp nhận mức lương của họ đi xuống và phải thông cảm. Bạn sẽ nhận được tiền ở đâu nếu không có gì từ tài trợ cũng như bán vé?.
Các câu lạc bộ đang hoạt động hàng ngày, không phải hàng tháng. Vì vậy, nếu không có bóng đá, sẽ không có nhà tài trợ và câu lạc bộ không thể trả tiền cho bất cứ dịch vụ bình thường nào. Mọi người phải chấp nhận mất một thứ gì đó.
Tại Torsby, các cầu thủ đã rất có trách nhiệm. Họ đã nói: 'Tất nhiên, chúng tôi phải suy nghĩ về câu lạc bộ của chúng tôi. Nếu chúng tôi không giúp đỡ họ, họ sẽ phá sản và điều đó có nghĩa là không thể tiếp tục thi đấu ở giải hạng 3'. Đối với họ, điều đó có nghĩa là khi mùa giải bắt đầu lại, họ phải thi đấu ở... giải hạng 7", cựu thuyền trưởng ĐT Anh nói thêm.
Để chốt lại, ông Eriksson nói thêm: "Mọi người đều hiểu tình hình. Rất nhiều câu lạc bộ ở Thụy Điển đã làm điều tương tự. Thật khó để nói những gì các cầu thủ ở Premier League nên làm. Các câu lạc bộ lớn đang chơi ở châu Âu có lẽ có tiền để trả. Tuy nhiên, ngay cả ở đó, cũng như giải đấu hạng dưới, nếu bạn không nhận được tiền từ vé, nhà tài trợ và truyền hình, một số đội bóng trong số đó sẽ phá sản nếu họ tiếp tục phải trả lương".
XEM THÊM
De Bruyne, Henderson hay Van Dijk xứng đáng hay nhất Premier League mùa này?
Aubameyang: Viết tiếp truyền thống bán người giỏi nhất của Arsenal
Tại sao Premier League không nên lấy điểm trung bình để quyết định thứ hạng?
Bình Luận