1. Nga
Có lẽ các CĐV châu Âu đã biết quá rõ hội hooligan của Nga rượt đánh các CĐV Anh tại Euro 2016 vừa rồi. Trong khuôn khổ vòng bảng, tuyển Anh gặp Nga và kết quả là hòa 1-1. Sau trận đấu, trước sự khiêu khích của CĐV Anh quốc ở ngoài sân, nhóm fan của Gấu Nga đã vượt rào chắn chạy sang phía đối thủ và đánh nhau tới tấp. Cuộc hỗn chiến đã làm hình ảnh Euro xấu đi trong mắt các CĐV nước khác.
Tại World Cup 2018 này, mong rằng chủ nhà Nga không để tình trạng này xảy ra thêm nữa. Vì hiện tại hình ảnh người hâm mộ nước Nga đang xấu đi rất nhiều rồi. Nếu không thể đảm bảo an ninh thật tốt thì lợi thế "sân nhà" sẽ khiến nhóm người hâm mọ quá khích này lại manh động lần nữa.
2. Anh
Cũng tại Euro 2016, sở dĩ các CĐV Nga phẫn nộ và ẩu đả các fan của Anh là vì trước đó họ đã bị nhóm người Anh quốc khiêu khích. Diễn biến trước trận Nga - Anh thì fan của Tam Sư đã tấn công Gấu Nga trước và đã xảy ra cuộc ẩn đả bên ngoài sân. Thậm chí cuộc chiến ấy còn lan ra những người dân bên đường và các CĐV trung lập đi ngang qua.
3. Argentina
Nhóm CĐV có tên là Barras Bravas nổi tiếng với những màn bạo động đẫm máu tại Argentina. Họ sẵn sàng đánh nhau với bất kỳ CĐV nào khi các CLB tại xứ sở tango thi đấu. Thậm chí nhóm người này sẵn sàng lao xuống sân đánh cả cầu thủ và HLV nếu đội bóng khiến họ bất mãn. Đặc biệt các nhóm CĐV quá khích này luôn sử dụng vũ khí trong các cuộc ẩu đả. Tại các kỳ World Cup trước đây, nhóm hooligan này luôn làm nước chủ nhà kinh sợ.
Nhưng tin vui cho những người yêu bóng đá đích thực rằng tại World Cup 2018, Nga sẽ cấm cửa những cái tên hay gây chiến đến xem Argentina thi đấu.
4. Đức
Không chỉ ẩu đả với các CĐV đối phương, mà hooligan đến từ nước Đức còn là nhóm người sử dụng chất kích thích rất nhiều. Họ từng giấu ma túy ngay tại ghế ngồi của SVĐ tại quê nhà. Đây vẫn là vấn nạn của giải đấu Bundesliga. Dù gần đây, CĐV quá khíc của Đức không còn gây ra những vụ ồn áo quá lớn nhưng thỉnh thoảng các đội bóng tại xứ hambuger lại đau đầu vì chất cấm.
5. Serbia
Cuối năm 2017 hội hooligan của 2 đội bóng thủ đô Serbia đã biến trận derby thủ đô chìm trong biển máu. Cụ thể trận đấu giữa Partizan và Red Star Beograd đã diễn ra cuộc ẩu đả kinh hoàng khiến 17 người bị thương.
Các CĐV không ngại đem pháo sáng và vũ khí vào SVĐ. Còn tại các giải đâu tầm châu lục thì chẳng ai quên được CĐV Serbia gây bạo loạn tại trận đấu với Italia ở Euro 2012 và các giải U21 năm 2012 và 2007 đều có bạo loạn vì phân biệt chủng tộc. Nhóm người Serbia luôn bị liệt vào danh sách đen của các kỳ Euro và World Cup.
Bình Luận