“Tôi biết Jackson còn trẻ, nhưng đó không phải đẳng cấp của một tiền đạo chơi cho Chelsea”, đó là lời nhận xét của huyền thoại Frank Lampard với BBC khi hỏi về màn trình diễn của Nicolas Jackson trong trận bán kết FA Cup với Manchester City. Đấy là lời nhận xét “thâm nho” nhất mà một bình luận viên thể thao xuất thân từ cầu thủ chuyên nghiệp đã từng nói. Một bình luận rất đau, dù nó rất nhẹ nhàng chứ không phải mạt sát nặng nề như Roy Kean thường hay nói.
“Tôi biết Jackson còn trẻ” là một câu an ủi và cũng rất đúng sự thật. Tiền đạo người Senegal sinh năm 2001 và năm nay mới có 22 tuổi. Còn trẻ là có sai lầm, có vấp ngã, và tất nhiên là có những điểm sai sót thiếu kinh nghiệm mà một người trẻ luôn mắc phải. Lampard nói ra câu này hàm ý an ủi. Nhưng chính câu sau của Lampard mới là vấn đề: “Đó không phải đẳng cấp của một tiền đạo chơi cho Chelsea”. Tất cả những người xem bóng đá nói riêng hay thể thao nói chung đều hiểu 2 chữ “đẳng cấp” là mênh mông diệu vợi ra làm sao.
Nếu không vì 2 chữ này, thì một người Đông Nam Á nỗ lực cũng có thể đua marathon với một vận động viên đến từ Kenya. Hay một người Ấn Độ có thể đá bóng ngang với một người Đức. Một người Pháp có thể đánh bóng bàn ngang với người Trung Quốc. Nhưng 2 chữ “đẳng cấp” ấy đã quyết định tất cả về khái niệm của thiên khiếu và nỗ lực. Đó là lý do tạo ra khoảng cách của các nền bóng đá hay các nền thể thao mạnh tại Olympic.
Đâu phải ngẫu nhiên mà 3 thập kỷ cầm quân với nghìn cầu thủ của Alex Ferguson mà chỉ thừa nhận có 4 người được gọi là “World Class” cơ chứ? Hiểu sâu sắc ý nghĩa của cái gọi là “Đẳng cấp” tức là hiểu sâu sắc được lời của Frank Lampard dành cho Nicolas Jackson. Thừa nhận rằng dù Nicolas Jackson có bao nhiêu tuổi đi chăng nữa, có 22 hay 28 tuổi thì kết cục cũng chỉ là kẻ ngoài cuộc ở một đội bóng như Chelseal. Bởi bức tường đẳng cấp là thứ mà tuổi tác hay cái gọi là “cần cù bù khả năng” không thể san lấp được. Trong mắt Lampard và có lẽ rất nhiều người khác, Nicolas Jackson – với 3 cơ hội mười mươi kết liễu trận đấu lại bỏ lỡ 100% dâng hiến cho Man City tấm vé vào chung kết FA Cup là người như thế.
Tại sao không phải là Darwin Nunez, cũng là một “ông trùm” trong lĩnh vực bỏ lỡ cơ hội bị đánh giá như thế mà Nicolas Jackson lại bị chê? Câu chuyện nằm ở chỗ Nunez tuy bỏ lỡ nhưng vẫn có gì đó rất sáng, anh ta không tối tăm mịt mù như Jackson, và đặc biệt, Nunez biết “tự làm tự ăn”. Còn Jackson thì dâng lên tận miệng để ăn mà còn rơi ra ngoài. Thứ nữa là thái độ, Nunez thái độ tốt, biết hỗ trợ đồng đội và nhường nhịn anh em.
Còn Jackson thì như một đứa trẻ tranh nhau viên kẹo với đồng đội để được ghi bàn. Cuối cùng, có câu nói nổi tiếng: “Ba phần tư các bà mẹ châu Phi không biết tuổi con mình”. Trường hợp Jackson có phải sinh năm 2001 hay không thì còn “hạ hồi phân giải”. Chỉ biết rằng nếu 22 còn là “tuổi dỏm” mà dứt điểm thế này thì tốt nhất Chelsea nên bỏ sớm kẻo mang tội.
Bình Luận