Premier League phải san bớt của cải để cứu bóng đá Anh

Lập luận về cải cách tài chính cuối cùng vượt ra ngoài ranh giới tranh chấp khi các CLB có bề dày lịch sử phải đối mặt với sự tồn vong do đại dịch Covid-19.

Ngay cả trước khi bóng đá rơi vào khủng hoảng bởi đại dịch Covid-19, những người có ảnh hưởng trong bóng đá Anh đã thảo luận về sự cần thiết của việc các CLB giàu có phải bỏ tiền để cứu các CLB yếu thế. Đây là một sự cố khiến các CLB hạng thấp và bán chuyên có thể bị xóa sổ.

Tuy nhiên, Premier League quyết tâm đấu tranh để kết thúc mùa giải này nhằm tránh việc phải bồi hoàn cho các nhà đài. Dẫu sao, khoản tiền BQTH vẫn cứ rất béo bở, nhất là trong hoàn cảnh này, cho đến khi cuộc sống bình thường cuối cùng trở lại. 

Trước đại dịch, các CLB lớn nắm giữ 93% giá trị tiền BQTH  ở giai đoạn 2019-2022, với khoảng 8,65 tỷ bảng. Đây là nguồn sữa chính để nuôi các cầu thủ vốn được trả lương cao ngất ngưởng. Bây giờ, các CLB đang yêu cầu cầu thủ giảm lương và chấp nhận một tương lai không ổn định.

Chủ tịch của EFL - BTC các giải bóng đá chuyên nghiệp Anh - ông Rick Parry đã đưa đề nghị rằng tài chính bóng đá cần được thiết lập lại và mô tả các khoản tiền BQTH dành cho các CLB ở Premier League là một "điều xấu xa" cần phải được xóa bỏ. 

Nhưng chẳng mấy ai tin bởi họ vẫn nhớ rằng, khi Parry với tư cách là giám đốc điều hành đầu tiên của Premier League, ông ta là người cực kỳ nhiệt huyết trong việc thúc đẩy sự ly khai Premier League khỏi các giải đấu hạng dưới khi nó xuất hiện vào năm 1992. Ông ta cũng đề xướng về khoản trợ cấp cho những CLB chẳng may xuống hạng khỏi Premier League, cái mà ông ta cũng mô tả là "xấu xa".

Việc Parry ủng hộ cải cách tài chính khẩn cấp không phải là trường hợp "nhổ ra rồi liếm lại" bởi nó ngược chiều với nỗ lực trước đây của ông ta. Khi Parry được EFL trọng dụng hồi năm ngoái, ông ta đã thay đổi thái độ và trở thành một biểu tượng ủng hộ liên minh chặt chẽ giữa các giải đấu và đòi cải cách cách chia tiền BQTH.

Đầu năm 1995, với 72 câu lạc bộ thuộc 3 hạng đấu thấp của EFL, sục sôi đòi các đội bóng Premier League chia sẻ 50% tiền truyền hình. Parry khi đó, đã đạt được thỏa thuận với các CLB Premier League về việc cùng bán bản quyền truyền hình và chia sẻ số tiền thu về theo tỉ lệ: 80-20. 

Phản ứng của EFL đã gây ra một hàng loạt mâu thuẫn nội bộ lớn vào thời điểm đó. Các CLB lớn ở giải hạng Nhất Championship đã rất tức giận khi bỏ lỡ cơ hội được Premier League chia sẻ nhiều hơn, dẫn đến những cải cách, bao gồm cả việc bổ nhiệm Richard Scudamore, làm giám đốc điều hành của EFL.

Richard Scudamore - cựu giám đốc điều hành của Premier League

Scudamore cũng trở thành chuyên gia trong các trận chiến chính trị bóng đá và làm đủ cách để chống lại việc sửa chữa các quy định đã được đặt ra. Ông ta đã thúc đẩy Premier League thành công ở mức tối đa, và trở thành một tổ chức có trách nhiệm với cộng đồng: ví dụ như tài trợ, hỗ trợ tài chính cho các CLB trong hệ thống EFL cần giúp đỡ. 

Trước khi cuộc khủng hoảng virus Corona xảy ra, những cuộc thảo luận về việc chia sẻ nguồn lực nhiều hơn và không chỉ còn giới hạn cho các CLB thuộc EFL đã được tổ chức. Nhiều CLB ở Premier League nằm trong nguy cơ xuống hạng cũng bắt đầu nói về vấn đề này.

Tuy nhiên, cũng có nhiều lập luận cho rằng việc Premier League xơi 80% tiền BQTH là đúng. Họ cần tiền để thu hút các ngôi sao lớn, để cạnh tranh với các giải đấu lớn khác nhằm giữ được sự thành công và danh tiếng, mà có như thế thì mới bán BQTH với giá hời hơn.

Họ nói rằng, tiền BQTH Premier League cao gần gấp đôi tiền BQTH của nền bóng đá giàu thứ hai châu Âu là Bundesliga và 20% kia cũng thừa đủ để bẻ các miếng bánh cho các đội. 

Song hiện nay, các CLB thuộc giải hạng Tư League Two đã quyết định hủy mùa giải để tránh thua lỗ từ việc đá mà không được bán vé. Các đội ở giải hạng Ba League One cũng đang xem xét điều tương tự, và nhiều CLB đang tự hỏi làm thế nào để duy trì tương lai của mình. 

Các CLB này nói rằng họ không thể vay của chính phủ để giải quyết khủng hoảng vì có vay là có trả trong khi thu nhập ở thời gian tới chẳng biết sẽ như thế nào nếu khán giả vẫn bị cấm đến sân. Chỉ có một cách để sinh tồn là từ mùa giải tới, Premier League và EFL phải chia tiền QBTH cho họ nhiều hơn.

Sự khăng khăng trong việc giữ miếng bánhquá to và lòng tham lam của một vài CLB lớn đã gây thiệt hại trong nhiều năm. Và bây giờ, trong cuộc khủng hoảng khủng khiếp này, bóng đá phải đối mặt với một hướng xử lý tích cực để có thể trở lại cùng nhau.

XEM THÊM

Nếu trở lại, Benitez sẽ xây dựng đội hình ra sao để giúp Newcastle 'hóa rồng'?

5 cầu thủ Real có thể tới Premier League thi đấu vào mùa giải tới

Cựu sao Liverpool loại Ronaldo, chọn Messi và 'đồ tể' Ramos vào đội hình mơ ước

    Bình Luận