Chân dung huyền thoại 'vô danh' của Liverpool

Cái tên Joe Fagan khá lạ lẫm với các CĐV The Kop so với những HLV lừng lẫy như Bill Shankly hay Bob Paisley. Nhưng thú vị ở chỗ, Fagan từng đóng vai trò kiến trúc sư trưởng cho chuỗi thành tích ấn tượng của hai người tiền nhiệm huyền thoại, trước khi đích thân vươn lên đỉnh cao cùng Lữ đoàn đỏ.
Chân dung huyền thoại 'vô danh' của Liverpool

Dấu mốc khó xô đổ

HLV người Anh gần đây nhất từng vô địch Champions League là ai? Người hâm mộ M.U sẽ nói đấy là Sir Alex Ferguson, nhưng ông được tính mang quốc tịch Scotland. Ngài Alex từng thừa nhận rằng, nếu được dẫn dắt ĐT Anh, ông thậm chí sẽ không ngần ngại phá nát Tam Sư để đội tuyển này tụt xuống ngang hàng đội tuyển quê hương ông. Còn nếu bạn trả lời là “Bob Paisley hay Brian Clough” cũng không chính xác, dù họ nằm trong số những người hiếm hoi từng bảo vệ thành công chức vô địch Champions League.

Câu trả lời đúng phải là Joe Fagan, một trong những HLV tài ba nhưng hiếm khi được nhắc tới trong lịch sử bóng đá Anh! Suốt 35 năm làm công tác huấn luyện, ông chỉ chính thức sắm vai thuyền trưởng tại Liverpool trong 2 năm cuối cùng. Nhưng điều đó không có nghĩa đây là khoảng thời gian kém vinh quang. Juergen Klopp sẽ còn phải mất rất nhiều năm nữa mới có thể tái lập thành tích giành cú ăn ba của Liverpool mùa giải 1983/84 dưới thời Fagan.

Đó là chức vô địch tại giải Hạng nhất Anh (tên gọi cũ của Premier League), League Cup và Cúp C1 châu Âu (tiền thân của Champions League). Đáng khâm phục hơn nữa, Fagan giành cả ba danh hiệu lớn nói trên trong mùa giải đầu tiên ông dẫn dắt The Kop. Fagan không mất nhiều thời gian để tái thiết đội bóng từ ngày tiếp quản Liverpool từ người tiền nhiệm Bob Paisley. So với Paisley hay Bill Shankly, ông chẳng thua kém gì họ ở khả năng nắm bắt tâm lý cầu thủ nhờ thâm niên gắn bó với đội bóng này.

Với những người hâm mộ bóng đá đã lớn tuổi, mùa giải 1983/84 của Liverpool thực sự hấp dẫn vì nhiều lý do. Thứ nhất, bóng đá Anh ngày ấy có rất nhiều đội mạnh cạnh tranh ngôi vô địch chứ không chỉ là cuộc đua của một vài đội có ưu thế tài chính vượt trội. Thứ hai, Fagan đã giúp Liverpool lên ngôi vô địch Cúp C1 châu Âu bằng cách đánh bại Roma trên sân Olimpico trong trận chung kết. Việc đó cũng tương tự giành chiến thắng trước Barca ở Camp Nou bây giờ vậy, một nhiệm vụ gần như bất khả thi.

Tổ trọng tài dẫn hai đội Roma (áo trắng) và Liverpool ra sân thi đấu trận chung kết Cúp C1 mùa 1983-1984

Huyền thoại “vô danh”

Không thể nói Fagan thành công nhờ thừa kế đội hình bách chiến bách thắng từ Paisley. Trong 2 năm cuối cùng dẫn dắt The Kop, thành tích tốt nhất của Paisley tại Champions League chỉ là lọt vào vòng tứ kết. Họ gục ngã đầy đau đớn trước những đối thủ kém danh như CSKA Sofia hay Widzew Lodz theo cùng một kịch bản: Khôn nhà dại chợ. Fagan thì khác. Liverpool có thể thua một vài trận ở đấu trường quốc nội, nhưng họ không thể đánh bại khi bước ra sân chơi châu lục.

Mùa giải 1983/84, Liverpool lên đỉnh châu Âu mà không để thua bất kỳ trận nào trên sân khách. Thành tích họ giành được trong những chuyến đi xa nhà còn tốt hơn cả trên sân Anfield, và chiến thắng tại Olimpico là minh chứng rõ ràng nhất. The Kop kiên cường chống trả đối phương trong thế bất lợi suốt 120 phút để đưa trận đấu vào loạt đá luân lưu. Trên chấm 11m, họ đánh bại đối thủ với tỷ số 4-2.

Vậy điều gì khiến Fagan không được nhắc đến nhiều trong lịch sử bóng đá Anh? Lý do lớn nhất xuất phát từ chính con người của HLV này. Người cháu nội Andrew Fagan tiết lộ ông mình không thích nói quá nhiều về bản thân. Fagan coi việc thăng chức từ trợ lý lên HLV trưởng giống như một nghĩa vụ chứ không phải quyền lợi đáng được hưởng. Điều đó cũng có ý nghĩa lớn lao với hai trợ lý Roy Evans, Ronnie Moran lẫn phần còn lại trong ban huấn luyện. Họ sẽ được tiếp tục gắn bó với CLB thay vì phải tìm việc ở đội khác.

“Kế hoạch lâu dài của Liverpool là tìm một danh thủ trong đội để tiếp quản ghế HLV Paisley để lại, nhưng ông lại ra đi sớm hơn dự kiến”, Andrew chia sẻ. Phil Neal và Kenny Dalglish trở thành hai cái tên được ưu tiên hàng đầu nhưng họ lại chưa có nhiều kinh nghiệm dẫn dắt, nên Fagan mới phải miễn cưỡng làm HLV trưởng. Ông biết công việc này sẽ không kéo dài, thế nên ông chấp nhận giải nghệ sau 2 năm. Chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như đó là một kỷ niệm đáng quên.

Ngoài ra, việc Fagan ít được nhớ đến cũng liên quan tới thảm họa Heysel. Sau này, ông thường dằn vặt bản thân rằng mình đã vô tình góp một phần tác nhân gây nên thảm họa đó. Liverpool khiến bóng đá Anh bị cấm tham dự các cúp châu Âu trong 10 năm. Nỗi ám ảnh và sự dằn vặt đó, đã trực tiếp đưa Fagan đi tới quyết định “rửa tay gác kiếm”. 

Lời khuyên đắt giá 
Trong hồi ức của hậu vệ cánh Phil Neal (ảnh), Joe Fagan là HLV không ngại góp ý thẳng thắn với từng cầu thủ để giúp họ tốt hơn. Ông liên tục giao tiếp, chỉ bảo các học trò kiểu như: “Alan Hansen phải tích cực đánh đầu phá bóng, Graeme Souness cần xoạc bóng chính xác hơn nếu không muốn bị bỏ lại phía sau, Kenny Dalglish có thể ghi bàn nhiều gấp đôi nếu tập trung thi đấu hơn... Trước trận chung kết Cúp C1 châu Âu mùa 1983-1984, ông nói: “Các cậu lúc nào cũng thích chơi cá nhân theo kiểu của mình. Muốn giành chiến thắng thì phải học đá tập thể đi”.

3. Tại đấu trường châu Âu mùa đó, Liverpool chỉ để thủng lưới 3 bàn và không bàn nào trong số này xảy ra tại sân nhà Anfield. Trong 9 trận năm đó ở sân chơi châu lục, Liverpool có chuỗi 5 trận đầu tiên giữ sạch mành lưới của mình. 

XEM THÊM

Vì sao Rashford có thể giúp Bruno Fernandes tốt hơn nữa?

Các sao Ngoại hạng Anh lo bị giảm lương vì Covid-19

Ai là cầu thủ bị đánh giá thấp nhất tại Premier League?

    Bình Luận