Guardiola Mật mã Guardiola

Bạn không thể vẽ như danh họa Botticelli bằng cách sao chép các đường nét và màu sắc của bức Mùa xuân. Bạn cũng không thể chơi hay như Bach bằng cách nhấn phím piano đúng theo trình tự.

Đón đọc đặc san “30 năm Champions League”
Mùa giải 1992/93, Champions League ra đời từ dư chấn của một thảm hoạ bóng đá, để rồi lột xác trở thành một sân khấu vĩ đại, một đấu trường danh giá, một thương hiệu bóng đá thành công nhất trong lịch sử.
Nhân kỷ niệm 30 năm Champions League, Tạp chí Bóng đá gửi tới độc giả một ấn phẩm đặc biệt với nhiều bài viết đặc sắc, hấp dẫn và độc quyền.

Ngày nay, các phòng trưng bày nghệ thuật hiện đại chứa đầy những tác phẩm được trang bị lời giải thích dài dòng, cặn kẽ từng chi tiết. Những thuật ngữ nặng tính kỹ thuật giải thích cho người xem làm thế nào những con ong bắp cày nằm chết rải rác trên những chồng gạch đất sét trong hệ thống sưởi ấm tinh vi của người La Mã. Thưởng thức nghệ thuật không phải là như thế. Những lời giải thích dài dòng không giúp tác phẩm nghệ thuật có giá trị hơn. Mà trái lại, nó tước đi vẻ đẹp thuần nghệ thuật của tác phẩm.

Guardiola, với tư cách là một thiên tài trong thế giới bóng đá, cũng đang bị giới khoa học “đè” ra nghiên cứu một cách thô bạo. Phương pháp huấn luyện của vị thuyền trưởng Man City có thể tìm thấy ở khắp nơi: trong các hiệu sách, thư viện, trong các hội thảo chuyên sâu của giới cầm quân, trong các cuốn phim tài liệu được đầu tư kỹ lưỡng. Thậm chí, chúng ta chỉ cần tải sách trực tuyến miễn phí là có trong tay “mật mã Guardiola”, bí quyết thành công của vị HLV tài giỏi người Tây Ban Nha.

Nhưng còn một cách khác đơn giản hơn nhiều để học “mật mã Guardiola”. Hãy tắt đèn trong phòng, tắt điện thoại, thắp một cây nến thơm và ngồi xuống tận hưởng trận đấu của Man City. Hãy tự mình xem trận đấu, tự rút ra kết luận cho riêng mình từ những gì bạn thấy trên sân cỏ. Bởi lẽ nghệ thuật là trải nghiệm, không phải giải thích. Tác động của nghệ thuật là tiềm ẩn và ý nghĩa của nó sẽ bị sai lệch nếu bị lôi ra khỏi ngữ cảnh. Một tài liệu mô tả kỹ càng về trần nhà nguyện Sistina không thể so sánh với trải nghiệm tự thân khi bạn nhìn chằm chằm vào kiệt tác của Michelangelo.

Nói vậy không có nghĩa việc học hỏi kiến thức cóp nhặt từ Guardiola là vô nghĩa. Nhưng vấn đề là cách tiếp nhận và thưởng thức di sản của Guardiola. Các HLV hoặc các nhà phân tích chuyên sâu sẽ ngồi trước màn hình TV hoặc đến sân Etihad, thay vì chạy ra hiệu sách mua một cuốn về Guardiola. Bởi đó là những ấn phẩm dành cho đại chúng và hướng nhiều tới mục tiêu kinh doanh. Đó là lý do hàng triệu người vẫn vượt hàng nghìn km để tới bảo tàng Louvre và đứng trước các tác phẩm nghệ thuật gốc. Dù về mặt cảm quan, nó không khác nào những bức tranh chép xuất hiện ở mọi ngõ ngách trên thế giới.

Nghệ thuật đích thực không cần dịch giả để chạm tới trái tim công chúng. Học sinh cấp một tại Pháp tới Louvre mà không cần hướng dẫn viên. Thứ chúng mang theo là táo, lê, để có thể xem tranh trong ba tiếng đồng hồ mà không thấy đói. Thế giới bóng đá cũng đang nháo nhào tìm mọi cách phân tích, định nghĩa thứ bóng đá bậc thầy của Guardiola. Nhưng mọi lý thuyết được viết ra về Guardiola đều chỉ như chiếc móc chìa khóa Mona Lisa giá 5 euro bên ngoài bảo tàng Louvre. Nàng Mona Lisa thực sự, nằm ở trong mỗi chúng ta, khi tự mình khám phá những điều huyền hoặc của thế giới. 
 

    Bình Luận